Gần 2/3 cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam có thanh khoản thấp

Gần 2/3 cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam có thanh khoản thấp

Hơn 1,000 mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân (KLGDBQ) khớp lệnh (tính từ đầu năm đến ngày 20/09/2021) dưới 20,000 cp/phiên trong tổng số khoảng 1,700 mã cổ phiếu trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM - theo dữ liệu VietstockFinance.

Trong đó, 115 mã (HNX 4 mã và UPCoM 111 mã) không có giao dịch, hay KLGDBQ bằng 0. Hơn 800 mã có KLGDBQ nhỏ hơn 10,000 cp/phiên, UPCoM chiếm 566 mã trong số này.

Mặc dù vậy, số lượng cổ phiếu có thanh khoản thấp đã ít hơn năm trước.

>> Vì sao nhiều cổ phiếu có thanh khoản thấp?

Doanh nghiệp cần quan tâm công bố thông tin

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ phiếu thanh khoản thấp hoặc gần như không có thanh khoản: Một số doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, lợi tức hấp dẫn, nhưng cơ cấu cổ đông cô đặc, lượng cổ phiếu giao dịch tự do ít, cổ đông hiện hữu hạn chế bán ra; hay doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không nổi bật và nhiều lợi thế cạnh tranh, hoạt động kinh doanh chưa thực sự hiệu quả; doanh nghiệp mới được niêm yết/ đăng ký giao dịch (nhà đầu tư ít có thông tin); doanh nghiệp lên sàn lâu năm nhưng còn nhiều vốn Nhà nước, bộ máy và thủ tục hành chính cồng kềnh, thiếu năng động trong quá trình đổi mới,…

Khóa học Online

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

 💡 Khai giảng: 05/10/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Tuy nhiên, qua dữ liệu, có thể thấy đa số cổ phiếu có thanh khoản thấp tập trung trên sàn UPCoM, thông tin không được công bố đều đặn và quy mô vốn hóa của doanh nghiệp nhỏ. Điều này cho thấy công bố thông tin thường xuyên, minh bạch và những hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) khác rất quan trọng đối với doanh nghiệp trên sàn. Doanh nghiệp có hoạt động IR tốt sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ tiềm năng, thế mạnh của công ty, thu hút thêm dòng tiền.

Để nâng cao thanh khoản cũng như chất lượng của doanh nghiệp niêm yết/ giao dịch trên sàn, ngoài các quy định, tiêu chuẩn, chế tài chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý; bản thân doanh nghiệp cần phát triển đến một quy mô nhất định, hình thành đầy đủ các nền tảng, mục tiêu, chiến lược và tầm nhìn, chú ý đến hoạt động IR... như vậy mới tạo được thanh khoản tốt cho cổ phiếu và huy động được vốn trên sàn chứng khoán.

Đầu tư cổ phiếu thanh khoản thấp: Lợi nhuận và rủi ro

Thông thường, nhà đầu tư thường chọn mua cổ phiếu có KLGDBQ từ 20,000 cp/phiên trở lên, hoặc thấp nhất cũng từ 10,000 cp/phiên.

Dù thanh khoản thấp nhưng cũng có những cổ phiếu tốt, tăng trưởng. Nếu may mắn, nhà đầu tư có thể mua được cổ phiếu giá rẻ, lãi bằng lần. Tuy nhiên, vẫn có yếu tố không lường trước được nên nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ, chỉ nên đầu tư với số vốn nhỏ, chờ cổ phiếu hút được dòng tiền mới giải ngân.

Khi quyết định nắm giữ cổ phiếu có KLGDBQ quá thấp, nhà đầu tư có thể gặp phải những rủi ro thanh khoản như khó bán ra cổ phiếu trên thị trường (vì những nhà đầu tư khác cũng quan tâm đến tính thanh khoản của cổ phiếu khi mua vào), cổ phiếu tăng giá hay giảm giá nằm trong tay nhóm cổ đông chi phối doanh nghiệp, bị ép giá khi giao dịch thỏa thuận…

Gia Nghi

FILI