Nhịp đập Thị trường 26/08: Ngân hàng đổ sập đè chỉ số

Nhịp đập Thị trường 26/08: Ngân hàng đổ sập đè chỉ số

Đã không có mấy hy vọng trong phiên chiều, khi chỉ số VN-Index sớm giảm khi bắt đầu giao dịch. Chỉ chừng hơn 10 phút VN-Index đã chạm tham chiếu, hồi lên được một đoạn rồi chính thức giảm sâu, đổi màu. Chỉ cố này từng giảm gần 15 điểm về 1,295, sau đó hồi lại chút cuối phiên, và đóng cửa ở 1,301.1 điểm. Dù chứng khoán châu Á cũng đa phần đỏ cùng giờ, nhưng nhóm ngân hàng và một số Large Cap khác, vốn đã đổ trong phiên chiều, có thể coi là yếu tố chính đè chỉ số.

HDB vốn là cổ phiếu ngân hàng tăng giá hơn 2% suốt phiên sáng, cũng như nửa đầu phiên chiều, nhưng sau đó cũng suy giảm, cuối phiên giảm 0.7%. Coi như cổ phiếu này giảm hơn 3% trong ngày. Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều cổ phiếu ngân hàng, dù HDB không phải là mã “giật dây”. Cổ phiếu ngân hàng giảm đáng chú ý nhất trong phiên chiều có lẽ là CTG.

Khối ngoại có thể là tác nhân quan trọng trong sự “sụp đổ” của CTG chiều nay, dù lượng bán chỉ chiếm khoảng 15% tổng lệnh khớp. Lượng bán tăng lên liên tục cho đến trước thời điểm ATC, và cuối ngày thống kê ở gần 3 triệu cổ phiếu được bán ra, so với khoảng 300 ngàn mua vào (bán ròng gần 2.7 triệu cp).

Khóa học Online

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Thời điểm Mua -Bán cổ phiếu

 💡 Khai giảng: 10/9/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Ngoài CTG, không ít mã ngân hàng khác cũng giảm nhanh trong phiên chiều, như BID, ACB, TPBSHB cuối phiên vẫn tăng 2.6% nhưng có lẽ may mắn nhờ có thông tin hỗ trợ đúng lúc. Một số mã ngân hàng khác vốn có diễn biến tích cực, đi ngược nhóm như VCB, TCB, STB, MBB… nhưng đến ATC cũng vẫn chấp nhận cái kết giảm giá.

Nhóm VN30 chỉ còn 6 mã tăng giá (so với 15 mã tăng lúc sáng). Ngược lại số mã giản giá tăng lên tới 24, trong đó có nhiều mã ngân hàng, cũng như một số mã lớn khác như VIC, GAS, HPG, NVL hay MSN. Bản thân VIC cũng giảm sâu hơn so với phiên sáng.

Tuy vậy trên HOSE, 2 chỉ số nhóm Mid và Small Cap cho thấy diễn biến vẫn có phần sáng hơn nhiều so với nhóm Large Cap. Cả 2 chỉ số nhóm này đều vẫn xanh vào cuối ngày.

Nhóm cảng biển và kho bãi vẫn tăng mạnh, bất chấp diễn biến tiêu cực của VN-Index. Nhiều tên tuổi tăng giá mạnh ban sáng, vẫn tăng mạnh cho đến cuối phiên chiều, như PHP, DXP, GMD, HAH, MVN, VNL, SGPPHP cùng với SHB là 2 Large Cap đỡ rất nhiều cho chỉ số HNX-Index, trong bối cảnh rất nhiều Large Cap khác của sàn này giảm giá.

Nhóm phân bón cũng tương tự như nhóm cảng biển, giữ được đà tăng giá cao, dù yếu hơn 1 chút so với cuối phiên sáng. Các mã DCM, DPM vẫn tăng 4-5%, thậm chí SFG còn tăng trần tới gần 7%.

Diễn biến chỉ số UPCoM-Index ít chịu ảnh hưởng từ HOSE, bởi lẽ có khá nhiều Large Cap sàn này giữ được sắc xanh, như bộ ba cổ phiếu Viettel, ACV, FOX, EVF, TVN… trong số Large Cap giảm giá của sàn này, cũng hầu như không có mã nào giảm quá 1%, trừ BSR.

Một số nhóm ngành có dấu hiệu khở sắc vào cuối phiên sáng, nhưng cũng thúc thủ trong phiên chiều, bao gồm dầu khí, BĐS nhà ở, chứng khoán, sắt thép, thực phẩm, ô tô sắm lốp… Các đại gia đầu ngành của những nhóm này như GAS, HPG, HSG, MSN… đều giảm nhiều hơn hẳn so với phiên sáng.

Tuy vậy thị trường vẫn chứng kiến khá nhiều nhóm nhỏ giữ được sắc xanh vào cuối ngày, dù không nổi bật như cảng biển kho bãi hay phân bón, ví dụ như thủy sản, dược, bán lẻ hàng công nghệ, dệt may, sản xuất điện hay hóa chất…

Mừng hụt cuối phiên sáng, VN-Index lại về gần tham chiếu

Chỉ số VN-Index đã tăng nhanh và mạnh trước 11h, nhưng sau đó lại cũng giảm với tốc độ tương tự, và chỉ còn hơn tham chiếu chưa đến 3 điểm vào cuối phiên sáng nay. Chỉ số nhó VN30 thậm chí còn chọc thủng xuống dưới tham chiếu. Diễn biến này giống trưa hôm qua, tiếp tục chia rẽ tâm lý nhà đầu tư trước phiên chiều.

Một số Large Cap trên HOSE có thể được coi là yếu tố đẩy chỉ số trước 11h như GAS, MWG, hay SAB, nhưng sau đó cũng có không ít Large Cap lùi đà tăng giá trong vài phút cuối, như MWG, MSN, PLX

Nhóm ngân hàng lại có dấu hiệu đuối, khi VCB quay về tham chiếu, không ít mã đã giảm như ACB, BID, CTG, MBB, TCB… May thay khối ngoại vẫn mua ròng ở đây, chủ yếu ở MBB.

Nhóm VN30 hiện vẫn giữ được quân số tăng giá là 15 mã, so với 13 mã giảm giá. Tăng tốt nhất là POW, vẫn vậy nhưng sáng giờ khối ngoại lại không mua giống như hôm qua. Các mã tăng giá khác đều không đạt được trên +2%. May thay, ở nhóm giảm giá, cũng chỉ có mình PDR giảm hơn 2%. Tuy nhiên điểm quan trọng hơn là không ít mã trong nhóm này lại giảm đà tăng, khiến chỉ số nhóm thụt lùi dần, và cuối phiên sáng chọc thủng tham chiếu, đổi màu. Điều này đang tạo ra nỗi bất an trước phiên chiều. Lưu ý rằng bên bảng phái sinh, giá hợp đồng tương lai 1 tháng tạo gap âm trong đa số thời gian giao dịch sáng nay.

Nhóm dầu khí nhà PVN sáng nay leo dốc khá nhọc, nhưng kết quả đến giờ lại khá đẹp. GAS đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ đầu phiên. Rất nhiều cổ phiếu khá trong nhóm này cũng tăng tốt như PVT, POW, PET, PGD và 2 mã phân bón DCM, DPM, ngoại trừ 2 mã giảm đáng tiếc là PVSPVI.

Tiếp tục nhưng yếu bớt, đây là diễn biến chung của các nhóm vận tải, cảng biển kho bãi, và phân bón, vốn nổi lên từ giữa phiên sáng nay. Tất nhiên đến lúc này vẫn có không ít tên tuổi tăng giá ấn tượng, như PHP, GMD, MVN, HAH, DVP, DXP, SGP… hay BFC, DCMDPM, nhưng mức tăng giá bình quân của 2 nhóm này đã lùi bớt so với giữa phiên, chủ yếu đến từ các mã trên HNX và Upcom.

Nhóm chứng khoán đang lấy lại nhiều sắc xanh, chủ yếu ở các mã nhỏ và vừa như CTS, FTS, AGR, BSI, VDS, WSS, VIXVCI đã tăng trở lại, nhưng 3 “đại ca” còn lại là SSI, HCMVNS vẫn chưa thoát khỏi sắc đỏ.

10h45: Index giằng co vì Large Cap, Mid và Small Cap tranh thủ chạy đua

VN-Index đang dao động bên trên tham chiếu chỉ chừng 2-3 điểm, rõ ràng là chịu ảnh hưởng từ nhóm Large Cap, nhất là VN30. Ngược lại, cổ phiếu Mid và Small Cap có vẻ đang đua tốc độ, tranh thủ cơ hội để tăng tốc.

Nhóm VN30 đang có tương quan tăng giảm giá khá cân bằng, trong cả hai chiều này đều có những đại diện vốn hóa khủng. Khối ngoại có vẻ đang bán ròng ở nhóm này. POW vẫn là gương mặt thân quen trên nhóm tăng giá, nhưng nhiều mã ngân hàng lại có xu hướng chuyển nhóm. VIC vẫn giảm giá nhẹ, nhưng VREVHM vẫn cố bám trụ ở bên trên tham chiếu.

Nhóm ngân hàng đang có dấu hiệu phân hóa, nhiều mã lui về sát tham chiếu hay thậm chí có nhiều lúc đổi màu, như VCB, ACB, BID, STB, TCBHDB vẫn tăng ổn định trên 2% ngay trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Khối ngoại có vẻ đang mua ròng nhẹ trên nhóm này, trong đó đáng chú ý ở HDB, MBB, VCB. Họ cũng đang có giao dịch trao tay khủng trên MSB, và bán ròng nhẹ trên CTG.

Nhóm dầu khí cũng khởi sắc hơn chút so với đầu phiên, với GAS tăng giá nhẹ 100 đồng, 1 loạt mã khác tăng xung quanh 1-2% như PVD, OIL, PVG, VNG, PGS, PGD… 2 đại gia phân bón DCMDPM lại bỗng nhiên tăng mạnh.

Nhóm chứng khoán bắt đầu có vài mã tích cực hơn, ví dụ như AGR, CTS, FTS, BSI. Tuy nhiên những mã lớn thì vẫn dao động bên dưới tham chiếu, bao gồm VCI, SSI hay HCM. Đáng chú ý là khối ngoại đang bán ròng trên cả 3 mã này.

Số lượng Mid và Small Cap tăng giá trên cả 3 sàn đang áp đảo số giảm giá, trong đó nổi bật là trên 2 sàn HNX và UPCoM. Đặc biệt với quy định biên độ dao động lớn trên UPCoM (+/ 15%), rất nhiều smallcap tăng mạnh, hình thành các nhóm tăng nóng như vận tải hàng hóa lẫn hành khách, kho bãi & dịch vụ đi kèm, khai thác than, phân bón…

Các nhóm cảng biển & kho bãi, phân bón đang quay trở lại với khá nhiều tên tuổi tăng giá nổi bật giữa phiên sáng nay, như GMD, MVN, DVP, DXP, PHP, VNL… (cảng biển & kho bãi) hay DCM, DPM, BFC, LAS (phân bón).

HSG chiều qua ra tin tốt về kết quả kinh doanh tháng 7 năm nay, nhưng vào lúc này sáng nay cổ phiếu này chỉ tăng nhẹ chưa đến 1%, và lại bị khối ngoại bán ròng. Điều cũng thú vị không kém là NKG tăng giá gần 3% dù không ra tin hàng tháng như HSG.

Nhóm ngân hàng khởi sắc, VN-Index mở cửa tăng 5 điểm

VN-Index mở cửa tăng ngay 5 điểm lên 1,314 điểm, với lực đỡ từ cả 3 nhóm ngành lớn là ngân hàng, dầu khí và BĐS. Diễn biến trên cả 3 sàn tích cực với số cổ phiếu tăng giá áp đảo số giảm giá.

19/27 cổ phiếu nhóm ngân hàng đồng loạt tăng giá ngay từ khi mở cửa, dù mức tăng chỉ xung quang 1-2%, ngoại trừ số ít có tin như SHB, hay vừa chia tách như HDB. Dù sao đi nữa, nhóm ngân hàng cũng coi như có phiên thứ hai khởi sắc trên diện rộng, tính từ chiều qua.

SHB sớm tăng giá gần 6% ngay khi bước vào giao dịch, nhờ thông tin bán công ty con cho ngân hàng Thái. Đến thời điểm ATO bên HOSE, tuy SHB chỉ còn tăng hơn 4%, nhưng cũng nhờ vậy, chỉ số HNX-Index tăng ngay 1% từ đầu phiên.

POW dự kiến tăng giá hơn 5% ngay trước khi khớp ATO, tuy nhiên mức tăng này còn cách giá trần gần 200 đồng/cp. Đến lúc này nhiều người vẫn đặt nghi vấn tại sao POW tăng giá bất ngờ chiều qua, và mức tăng giá đó là do lực cầu của khối nội.

VIC tiếp tục giảm giá nhẹ, nhưng nhìn chung nhóm VN30 vẫn có khởi đầu tích cực, dù mức tăng hầu hết dưới 1%, ngoại trừ 2 mã đặc biệt là HDB (chia tách) và POW (tăng bất ngờ chiều qua). Nhiều mã ngân hàng góp mặt trong nhóm tăng giá ở đây. Trong nhóm giảm giá, bất ngờ có MBBSSI, cả 2 mã này hôm qua được khối ngoại mua ròng mạnh.

Trong nhóm dầu khí nhà PVN, ngoại trừ POW tăng đột biến, các mã khác đa phần có vẻ tăng nhẹ theo con sóng chung. GAS sáng nay tăng 400 đồng khi mở cửa, nhiều mã khác cũng tăng không đáng kể. 2 đại giá phân bón là DCMDPM có động thái hồi phục sau khi rớt mạnh chiều qua.

Nhóm chứng khoán tiếp tục rớt trên diện rộng. Hầu như tất cả các đại gia top đầu về thị phần đều giảm giá sau tiếng còi ATO, gồm cả SSI, VCIHCM. Chỉ có số ít mã tăng giá như BSI, VIX… Tuy nhiên mức giảm giá của đa số cổ phiếu nhóm này đều nhỏ hơn 1%, do đó vẫn có thể hy vọng diễn biến tích cực hơn trong những phút tới.

Hoàng Nam

FILI