Nhịp đập Thị trường 18/08: Nhảy loạn vì VHM, khối ngoại bán ròng 8 phiên

Nhịp đập Thị trường 18/08: Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 8 liên tiếp

Nửa cuối phiên chiều, VN-Index có cú đảo chiều mạnh khi giảm 15 điểm từ mức 1,370 về còn hơn 1,355 điểm. Áp lực giảm mạnh chủ yếu đến từ cú sụt của nhóm VN30. Sau đó, chỉ số đã hồi phục lại song vẫn kết phiên dưới tham chiếu.

VN-Index giảm 2.15 điểm về còn 1,360.94 điểm, HNX-Index tăng 1.7 điểm lên 344.82 điểm. Bên mua chiếm ưu thế nhẹ trong phiên hôm nay với độ rộng thị trường cuối phiên gồm 455 mã tăng và 370 mã giảm.

Phiên hôm nay không phải một phiên tích cực với nhóm ngân hàng khi nhóm này đồng loạt giảm điểm. BID, TCB, VPB là những mã tác động tiêu cực tới chỉ số nhất trong nhóm.

Khóa học Online

ĐỌC HIỂU

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Giải mã “ĐIỂM ĐEN” Báo cáo tài chính

  ▪️ Khai giảng: 19/8/2021

  ▪️ Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Các cổ phiếu lớn trong nhóm bất động sản gồm VHM, VIC, NVL, VRE ghi nhận một phiên giảm điểm.

Trong khi đó, nhóm chứng khoán lại có thêm một phiên “xanh chín”. Hầu hết các mã trong nhóm đều tăng điểm, APG, EVS, TVB, VIX thâm chí tăng trần. Tuy vậy, SSIFTS lại giảm nhẹ.

Thanh khoản thị trường tiếp tục được duy trì ở mức cao. Giá trị giao dịch toàn thị trường phiên hôm nay đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng. Trong đó, sàn HOSE ghi nhận giá trị giao dịch 24.4 ngàn tỷ đồng.

Khối ngoại lại có một phiên bán ròng mạnh. Giá trị bán ròng phiên hôm nay lên tới gần 1.65 ngàn tỷ đồng. Đây là phiên bán ròng thứ 8 liên tiếp của khối này. SSI, VNM cũng bộ ba VIC, VRE, VHM là tâm điểm bán ròng trong phiên hôm nay.

14h05: VHM đảo chiều, VN-Index lại bay cao

Diễn biến bất ngờ xảy ra khoảng gần 1 giờ giao dịch khi phiên chiều mở cửa. Cổ phiếu VHM đảo chiều tăng điểm qua đó kéo VN-Index bay cao trở lại.

Theo đó, VHM đã tăng trở lại 0.54%, lên trên mốc 111,500 đồng/cp và trở thành cổ phiếu tác động tích cực nhất lên chỉ số sàn HOSE. Điều này khiến VN-Index như được cởi trói, hiện tăng gần 7 điểm.

Kết phiên sáng trong sắc xanh, khối ngoại bán ròng mạnh

Chỉ số VN-Index kết thúc phiên sáng tăng hơn 2 điểm, lên 1,365 điểm, HNX-Index tăng 2.52 điểm, lên mốc 345.63 điểm và UPCoM-Index tăng 0.68 điểm, tạm dừng ở 94.88 điểm. Như vậy, thị trường đã tạm lấy lại đà tăng sau phiên điều chỉnh khá vào phiên trước.

Trong suốt phiên sáng nay, mối quan tâm vẫn dồn về VHM khi cổ phiếu này giảm phiên thứ 3 liên tiếp, tạm mất hơn 11% kể từ đỉnh kỷ lục đạt được ngày 16/08. Ngoài thông tin cổ đông lớn đăng ký bán ra thì mới đây HĐQT VHM cũng thống nhất điều chỉnh kế hoạch chi trả cổ tức. Theo đó, VHM sẽ trả cổ tức 15% bằng tiền và 30% bằng cổ phiếu vào tháng 9 và đầu tháng 10 tới đây.

Cùng ngành bất động sản, SSH duy trì mức tăng trần khi phiên sáng khép lại, tạm dừng ở 121,200 đồng/cp, tương ứng vốn hóa trên 30 ngàn tỷ đồng.

Ở nhóm ngân hàng, sự phân hóa diễn ra vào sáng nay, trong khi VCB, CTG, HDB, NVB tăng giá thì LPB, BID, VIB, VPB,MBB, EIB,… lại giảm. Trong số này thì VCB có đóng góp lớn nhất vào đà tăng chỉ số sàn HOSE.

Sáng nay, toàn thị trường (3 sàn) có khối lượng giao dịch đạt trên 500 triệu cp, tương ứng giá trị 16,600 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng mạnh gần 750 tỷ đồng, chủ yếu ở FUEVFVND, VHM, SSI, DXG, VRE, DPM

10h30: Cổ phiếu chứng khoán vững đà tăng

Trong lúc thị trường chung vẫn trong xu hướng giằng co thì nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Duy nhất 1 cổ phiếu ngành chứng giảm là IVS, nhưng mức giảm chỉ rất ít, còn lại đa số đều tăng đáng kể. Có 2 mã hưởng niềm vui tăng trần lúc này là EVSAPG.

Nếu EVS tăng cũng là chuyện bình thường thì APG lại có câu chuyện đằng sau. Nếu ai quan sát lâu sẽ thấy rằng APG là cổ phiếu chứng khoán chưa chịu chạy trong khi hàng loạt mã trong ngành bứt phá cho đến khi cuối phiên giao dịch tuần trước khép lại (13/06).

Theo đó, thông tin TGG (cũng là một siêu cổ phiếu) sẽ thực hiện thâu tóm APG. Điều này ngay lập tức trở thành chất xúc tác, đẩy APG tăng 4 phiên mạnh liên tiếp (có 3 phiên trần). Đáng nói hơn là APG hiện có dư mua giá trần hơn 3 triệu cp, trong khi bên bán không có cổ phiếu nào, cho thấy đà tăng có vẻ như vẫn còn.

Nói về TGG, mã này cũng đang tăng trần và còn cổ phiếu liên quan cũng kịch trần như BII hay AGM cũng tăng hơn 3% (bất chấp vừa ra tin hoãn trả cổ tức 2020).

Mở cửa: Đảo chiều liên tục

VHM vẫn đang là cổ phiếu khiến thị trường giảm điểm khi mở cửa phiên sáng nay. Tuy nhiên, nhờ sự tích cực ở nhiều Large Cap khác như MSN, VIC, VCB, VNMGAS đã giúp VN-Index tăng hơn 2 điểm trở lại, tính đến 9h20.

Nói thêm về VHM, cổ phiếu này đang giảm 1.8%, xuống giao dịch tại 109,000 đồng/cp và hiện giảm 3 phiên liên tiếp. Áp lực giảm của VHM đến từ luồng thông tin cả VIC và Viking Asia Holdings II Pte.Ltd, quỹ thuộc Kohlberg Kravis Roberts (KKR) đăng ký bán ra tổng cộng hơn 132 triệu cp.

Hôm qua, VHM cũng là một trong những cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường chung. Ngoài ra, một cổ phiếu khác cũng rất đáng chú ý, đó là SAB khi giảm hơn 4% phiên hôm qua.

Sáng nay, SAB đã hồi phục trở lại khi tăng nhẹ 1,600 đồng/cp, tạm giao dịch tại 147,100 đồng/cp. Đây cũng là vùng giá thấp nhất của SAB trong suốt 16 tháng gần đây, kể từ tháng 4/2020. Việc giá cổ phiếu SAB giảm mạnh thời gian qua có thể là do triển vọng kinh doanh quý 3 sụt giảm dưới tác động của đại dịch Covid-19 đang lan rộng khiến lượng tiêu thụ bia bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ở nhóm thủy điện, VSH bất ngờ tăng trần sau phiên tăng cận trần từ hôm qua. Mức giá 29,050 đồng/cp cũng là mức cao kỷ lục của VSH.

Ở chiều tăng trong nhóm bất động sản, mọi ánh mắt đổ về SSH, một tân binh vừa lên sàn hồi đầu tháng 8 và đến nay đã liên tục tăng trần 11 phiên, đưa giá cổ phiếu từ 21,600 đồng/cp (giá chào sàn) để lên mốc 121,200 đồng/cp, tương ứng mức tăng khủng khiếp 461%. Điều đáng nói là dù tăng mạnh nhưng khối lượng giao dịch ở SSH rất thấp, có nhiều phiến khớp chỉ 400 đến 500 cp là đủ để kịch trần. 3 phiên gần đây thì thanh khoản đã tăng nhiều hơn nhưng cũng chỉ vài chục ngàn cổ phiếu được chuyển giao.

Mức tăng của SSH thì rất nhiều ông lớn của ngành phải chạnh lòng, nhất là nếu nhìn vào kết quả kinh doanh cũn như quy mô hoạt động.

Phương Châu

FILI