Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì?

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì?

Các chỉ số đo lường nợ xấu là chỉ số quan trọng trong ngành ngân hàng. Thông qua các chỉ số, nhà đầu tư sẽ thấy được khả năng quản trị và chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Câu hỏi 1: Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì?

  • Là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/Nợ xấu
  • Là tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ
  • Là tỷ lệ số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/Nợ xấu
  • Cả A,B, C đều sai

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/Nợ xấu, được dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu.

Trong thực tế, các báo cáo của các ngân hàng Việt Nam không có tách bạch về số dư dự phòng các khoản nợ xấu, do đó các nhà đầu tư có thể tham khảo một tỷ lệ khác thay thế, tạm gọi là “Tỷ lệ bao phủ nợ quá hạn”, được tính bằng (Số dư dự phòng cụ thể + 0.75% dư nợ nhóm 2, 3, 4)/Tổng nợ quá hạn.

Câu 2: Tỷ lệ NPL là gì?

  • Là tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn/Tổng nợ xấu
  • Là tỷ lệ nợ nghi ngờ/Tổng nợ xấu
  • Là tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ
  • Là tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ

Tỷ lệ NPL là tỷ lệ viết tắt của Non-performing loan ratio. Tỷ lệ NPLđược tính bằng cách chia tổng nợ xấu cho tổng dư nợ.
Tỷ lệ NPL là thuật ngữ dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi do khách hàng gặp khó khăn.

Câu hỏi 3: Tỷ lệ dự phòng cho nợ nghi ngờ là bao nhiêu?

  • 20%
  • 35%
  • 40%
  • 50%

Tỷ lệ dự phòng được áp dụng cho nợ nhóm 4 - nợ nghi ngờ là 50%.

Trạng Chứng

FILI