Nhịp đập Thị trường 14/07: VN-Index đã đánh rơi gần 130 điểm trong tháng 7

Nhịp đập Thị trường 14/07: VN-Index đã đánh rơi gần 130 điểm trong tháng 7

Thị trường kết lại một phiên 14/07 đỏ lửa với đà lao dốc của ngành ngân hàng, cùng với đó là sự ảm đạm tại một loạt các ngành khác như bán lẻ, bất động sản, chứng khoán,…

Điểm sáng của phiên hôm nay là pha đi ngược thị trường của các mã cổ phiếu thép. Tuy nhiên, việc cổ phiếu vốn hóa lớn nhất ngành là HPG tiếp tục suy yếu (-1.1%) xóa nhòa đi đóng góp tích cực của cả ngành lên chỉ số chung.

Giữa làn sóng tháo chạy của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại tiếp tục mua ròng (313 tỷ đồng) trong phiên 14/07.

Đối với các giao dịch thỏa thuận, xuất hiện khối giao dịch giá trị trên 423 tỷ đồng tại giá 51,000 đồng/cp đối với TCB. Đáng chú ý, mã này cũng có một loạt các thỏa thuận sang tay tại mức giá trần 57,600 đồng/cp, với tổng giá trị gần 100 tỷ đồng.

Khóa học Online

CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN

 💡 Khai giảng: 22/7/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Trong khi đó, vào ngày mà MWG sụt 3.43%, một loạt giao dịch thỏa thuận tại giá trần 187,000 đồng/cp đối với mã này cũng được thực hiện, với tổng giá trị trên 190 tỷ đồng.

Với việc VN-Index tiếp tục rơi 1.36% trong phiên hôm nay, tháng 7 đã trở thành thời điểm đen tối với phần đông người tham gia vào thị trường chứng khoán, khi chỉ số này đã sụt đến 9.13% sau chưa đầy nửa tháng.

14h: Chìm trong sắc đỏ

Tin đồn đóng cửa toàn TP HCM lan truyền trên mạng xã hội đã được cơ quan chức năng khẳng định là sai sự thật. Giữa bối cảnh tâm lý suy yếu, những tin đồn tràn lan nhiều khả năng sẽ còn xuất hiện và có những tác động tiêu cực lên diễn biến của thị trường chứng khoán.

Tính đến 14h, thị trường vẫn đỏ lửa. VN-Index giảm 24.9 điểm, VN30-Index sụt 36.2 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, bán lẻ, chứng khoán vẫn là những quả tạ nhấn chìm thị trường trong phiên 14/07. Trong khi đó, sự hứng khởi ở nhóm cổ phiếu ngành thép dần hạ nhiệt giữa bối cảnh tiêu cực của thị trường chung.

Tất cả cổ phiếu ngân hàng tại HOSE đều giảm điểm. Trong đó, VIB giảm kịch sàn. Mã đầu ngành VCB sụt 2.4%, đồng thời, cũng là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số VN-Index.

Đến 14h13, VN-Index đã thu hẹp đà giảm còn 15.45 điểm.

Phiên sáng: Nỗi sợ len lỏi nhưng không quá khủng khiếp

Thị trường kết thúc phiên sáng với mức giảm 20.8 điểm đối với VN-Index, giảm 30.34 điểm dành cho VN30-Index, HNX-Index lùi 1.44 điểm. Dù tâm lý bi quan bao trùm nhưng chỉ số ít cổ phiếu bị bán tháo bằng mọi giá (giảm kịch biên độ).

Tại HOSE, độ rộng thị trường nghiêng hẳn về các mã giảm giá, nhưng chỉ có 4 mã giảm sàn. Ở HNX, hai cổ phiếu lớn nhất là SHBTHD không quá biến động giúp chỉ số trụ vững.

Sau một giai đoạn dài tăng giá trước đó, tâm lý lạc quan trên thị trường đã chịu một đòn giáng mạnh khi dịch bệnh bùng phát dữ dội tại TP HCM và các khu vực lân cận. Phiên sáng 14/07 tiếp tục nối dài chuỗi thời gian những người nắm giữ cổ phiếu chứng kiến giá trị danh mục ngày càng co lại.

Trong nhóm VN30, chỉ có 5 cái tên vẫn giữ được sắc xanh sau phiên sáng (VHM, VRE, GAS, PDR, VNM). Đáng chú ý, nhóm “họ Vin” trở thành trụ đỡ của thị trường khi VIC giữ mốc tham chiếu trong khi VHMVRE tăng giá.

Bán lẻ, chứng khoán và ngân hàng là 3 nhóm ngành giảm mạnh nhất trên thị trường. Trong đó một số cổ phiếu nổi bật giảm sâu như MWG, FRT, SSI, HCM, SHS, VCB, TCB, VIB...

Giá trị giao dịch tại HOSE đạt gần 10.4 ngàn tỷ đồng, tại HNX là hơn 1 ngàn tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng 334 tỷ đồng trong sáng nay, tính trên cả ba sàn HOSE, HNX và UPCoM. Trong đó, VHMHPG là các mục tiêu được săn đón nhất, với giá trị mua ròng lần lượt xấp xỉ 118 tỷ đồng và 100 tỷ đồng.

10h45: Ngập tràn âu lo

Chỉ số VN-Index mở rộng đà giảm. Những tin tức về kết quả kinh doanh tăng trưởng không thể xua tan được nỗi lo tích tụ khi nhà đầu tư nhìn vào bảng điện tràn ngập sắc đỏ.

Tâm lý bi quan vẫn đang thắng thế trên thị trường chứng khoán. Tính đến 10h33, chỉ số VN-Index giảm 6.5 điểm, trong khi VN30-Index giảm đến 12.96 điểm. HNX-Index xanh nhẹ khi tăng 0.23 điểm.

Hai cổ phiếu ngân hàng VCBTCB đang là những mã đè nặng nhất lên VN-Index, bất chấp trụ đỡ từ nhóm cổ phiếu “họ Vin” là VICVHM.

Những chuyển động quanh vùng tham chiếu của chỉ số VN-Index trong phiên hôm nay thể hiện tâm lý ngập ngừng của cả "phe gấu" và "phe bò": Bán cổ phiếu không xong vì sợ rằng thị trường sẽ hồi phục trở lại, nhưng mua vào thì lại lo rằng đà lao dốc sẽ mở rộng.

Tính đến 10h45, thanh khoản giao dịch trong phiên 14/07 đạt giá trị gần 7.3 ngàn tỷ đồng tại HOSE, hơn 3.8 ngàn tỷ đồng đối với riêng nhóm VN30, và 701 tỷ đồng tại HNX.

Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là khối ngoại lại mua ròng trong sáng nay, với giá trị 274 tỷ đồng. Suốt một giai đoạn dài khi chứng khoán Việt liên tục phá đỉnh, nhà đầu tư nước ngoài là bên bán ra bền bỉ. Thậm chí, trong những ngày mà VN-Index lao dốc gần đây, họ mua ròng mạnh cổ phiếu HPG, cũng chính là mã bị bán ròng mạnh nhất trong giai đoạn trước đó.

Mở cửa: Cổ phiếu ngân hàng đỏ lửa, VN-Index dao động quanh tham chiếu

Một buổi sáng đẹp trời của nhóm ngành thép cũng không đủ để tạo nên sắc xanh cho VN-Index, khi mà các mã cổ phiếu nhà băng nhuốm màu bi quan.

Cổ phiếu thép hứng khởi đầu phiên 14/07 với tin tức về kết quả kinh doanh ấn tượng của NKG “dội về” sau giờ giao dịch chiều hôm trước. Tính đến 9h17, NKG tăng 5%, SMC tăng 4.7%, HSG tiến 1.6%, TLH tăng 3.6%, POM đi lên 1.4%, trong khi đó anh cả của ngành là HPG chỉ tăng nhẹ 0.4%.

Chỉ số VN-Index mở cửa với sắc xanh nhờ vào các cổ phiếu hàng tiêu dùng, tiện ích như VNM, MSN, GAS, PLX, cùng với sự góp sức của VHM, CTGHPG.

Ngành ngân hàng và bất động sản nhìn chung đang là hai nhóm đè nặng lên khả năng tăng điểm của VN-Index. Tính đến 9h22, đại đa số cổ phiếu nhà băng đều đỏ giá. Mức giảm nặng nề nhất thuộc về VIB (-4.2%). Trong khi đó, CTGBID là hai mã ngân hàng duy nhất tại HOSE tăng giá.

Ngành bán lẻ, phân phối sau khi đi ngược thị trường trong những phiên lao dốc trước đó thì nay đã bắt đầu suy yếu. MWG giảm 1.7%, DGW giảm 2.3%, PET giảm1%, FRT giảm nhẹ 0.2% tính đến 9h24.

Đến 9h34, VN-Index đã bật tăng cao hơn so với thời điểm sao phiên ATO. Dù vậy, để thị trường bay cao hơn thì có thể cần nhóm ngân hàng thôi giảm điểm.

Thừa Vân

FILI