Vốn tự có của ngân hàng là gì?

Vốn tự có của ngân hàng là gì?

Vốn tự có cũng như phân loại nguồn vốn ngân hàng như thế nào và mối liên hệ với tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng?

Vốn tự có của ngân hàng là gì?

  • Gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2
  • Giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ cùng một số tài sản nợ khác của ngân hàng
  • Nguồn lực tự có mà ngân hàng sở hữu và sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh
  • Tất cả đều đúng

Vốn tự có của ngân hàng là giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ cùng một số tài sản nợ khác của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Hiểu theo cách khác thì vốn tự có là nguồn lực tự có mà ngân hàng sở hữu và sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh theo như pháp luật quy định.

Mặc dù trên thực tế thì vốn tự có chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại là yếu tố cơ bản quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với các nhà đầu tư thì đây được xem là tài sản đảm bảo và gây dựng lòng tin từ phía ngân hàng, đồng thời cũng duy trì khả năng thanh toán nếu ngân hàng rơi vào trường hợp thua lỗ.

Vốn tự có cũng là cơ sở để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo Điều 20 trong Luật các tổ chức tín dụng quy định thì vốn tự có của một ngân hàng thương mại sẽ gồm 3 bộ phận chính là vốn của ngân hàng thương mại, quỹ của ngân hàng thương mại và các tài sản nợ khác được xếp vào vốn.

Câu nào đúng về đặc điểm của vốn tự có ngân hàng?

  • Căn cứ để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ, trong đó có cả hoạt động tín dụng
  • Vốn tự có chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh, không có vai trò quan trọng
  • Vốn tự có không quyết định quy mô của ngân hàng
  • Tất cả đều đúng

Vốn tự có của ngân hàng ngoài việc dùng để mua sắm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, góp vốn liên doanh,… thì đây còn là căn cứ để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ, trong đó có cả hoạt động tín dụng.

Có 3 đặc điểm về vốn tự có mà bạn cần biết:

Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
Vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh, từ 8% đến 10% nhưng lại có vai trò rất quan trọng vì đây là cơ sở hình thành nên các nguồn vốn khác nhau, cũng như tạo uy tín ban đầu cho ngân hàng.
Vốn tự có quyết định quy mô của ngân hàng, cụ thể là xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Vốn tự có còn là cơ sở để cơ quan quản lý xác định tỷ lệ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.

Vốn điều lệ ngân hàng là gì?

  • Vốn điều lệ không thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng
  • Vốn điều lệ bao gồm vốn pháp định cộng với các quỹ dự trữ
  • Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng
  • Tất cả đều đúng

Là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mại được thành lập. Gọi là vốn điều lệ vì vốn này được ghi rõ trong điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Vốn điều lệ có thể do Nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần. Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dưới dạng vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp.

Đứng về mặt hạch toán, ngân hàng thương mại cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ đông. Do vậy, việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay nợ.

Quy mô vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại lớn hay nhỏ là tùy vào quy mô của ngân hàng với số lượng chi nhánh nhiều hay ít và địa bàn hoạt động là thành thị hay nông thôn, và không được nhỏ hơn vốn pháp định (Legal capital) quy định cho ngân hàng đó.

Trạng Chứng

FILI