Nhịp đập Thị trường 24/06: VN-Index chìm nổi cùng bộ ba cổ phiếu nhà Vin

Nhịp đập Thị trường 24/06: VN-Index chìm nổi cùng bộ ba cổ phiếu nhà Vin

Phiên chiều khá kịch tính, khi chỉ số sớm tăng nhanh và mạnh trong vòng khoảng 30 phút ngay khi giao dịch, nhưng cũng trong khoảng thời gian dài tương tự sau đó, chỉ số giảm nhanh và chọc xuống dưới tham chiếu. Tưởng kết thúc trong sắc đó, ai dè VN-Index lại tăng trở lại một lần nữa, và đóng cửa ở 1,379.7 điểm, tăng nhẹ 0.2%. Diễn biến đồng dạng, nhưng chỉ số nhóm VN30 đóng cửa dưới tham chiếu gần 3 điểm (giảm -0.2%).

Tình trạng xanh vỏ đỏ lòng tiếp tục diễn ra trong phiên chiều, khi VN-Index được đỡ bởi một số cổ phiếu vốn hóa rất lớn, nhưng đa số mã nhỏ hơn thì giảm giá. Trong các nhóm vốn hóa dưới 1 tỷ USD, số lượng cổ phiếu giảm giá nhiều gấp rưỡi đến gấp 2 lần số mã tăng giá. Và cũng vì tập trung nhiều mã Mid và Small Cap, nên chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM không có kết quả tích cực như là VN-Index.

Chiều nay cổ phiếu nhà Vin lại tiếp tục có những thời điểm gây chú ý. Lưu ý rằng sáng nay tập đoàn Vingroup họp ĐHCĐ, và những thông tin được đưa ra trong buổi họp không chỉ tác động lên mỗi cổ phiếu VIC, mà tin là còn tác động lên cả VHMVRE. Cổ phiếu VHM có lúc tăng hơn 3% lên 115 ngàn đồng/cp, tương tự VRE cũng tăng lên 32 ngàn đồng/cp. Bộ ba cổ phiếu này chính là yếu tố thúc các chỉ số nhóm VN30VN-Index lên đỉnh trong phiên chiều.

Diễn biến chỉ số chính trên 2 sàn HNX và UPCoM có vẻ chịu 1 chút “drama” từ sàn HOSE, tuy nhiên cuối ngày, cả 2 chỉ số vẫn dừng chân bên dưới tham chiếu, do không có yếu tố đột biến, kiểu như cổ phiếu nhà Vin bên HOSE. Trong nhóm Large Cap sàn HNX, đa số vẫn giảm giá, cá biệt có PHP, PAN. Trên UPCoM, cá biệt là MSR, VGI, OIL và nhất là GE2 (giảm đến 7.1%).

Giống như cuối phiên sáng, GAS tăng giá 2%, nhưng gần như là lẻ loi trong nhóm cổ phiếu dầu khí thuộc PVN. Đa số cổ phiếu nhỏ hơn đều giảm giá, từ 1% trở lên, trong đó có 1 số mã đáng lưu tâm như PVG (-3.1%), PGS (-26%), PVT (-2.8%), hay OIL (-2.5%). Giá dầu thế giới đang có diễn biến tăng, nhưng có lẽ hôm nay người nắm những mã này không còn nhớ đến nữa.

3 trong 4 mã cổ phiếu ngân hàng có gốc nhà nước tăng giá vào cuối phiên chiều nay, đó là VCB, MBBCTG, thật hơi tiếc cho BID, khi mã này cũng có không ít lần hiện sắc xanh. CTGMBB hôm nay bị khối ngoại bán ròng mạnh, dù đều ra tin sắp chia cổ tức cổ phiếu. Trong nhóm ngân hàng tư nhân, ACB vẫn giữ mức tăng giá tốt, không chỉ trong phiên chiều mà cả ban sáng. Tuy nhiên nhiều mã ngân hàng khác giảm giá suốt phiên, trong đó đáng chú ý là STB.

Nhóm BĐS nhà ở có không ít mã khởi sắc trong phiên chiều, ngoài bộ ba cổ phiếu nhà Vin, còn có PDR, NVL và một số mã vốn hóa nhỏ hơn như AGG, D2D, DXG, NTLPDRNVL dĩ nhiên có câu chuyện đi kèm, nhưng DXG tăng giá 2.1% là bất ngờ.

Phiên sáng: VN-Index đáng ra mất nhiều điểm hơn

VN-Index đã rơi xuống dưới tham chiếu sau 10h30, thậm chí mất gần 3 điểm trước khi hồi lại về sát tham chiếu. Vốn được đỡ bởi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong nửa đầu phiên sáng, nhưng ngay cả khi những mã này suy giảm thì khiến chỉ số tất nhiên phải giảm theo. Riêng các dòng micdap và smallcap vốn đã giảm từ sớm hơn nhiều. Thanh khoản trên HOSE sáng nay giảm khá nhiều so với sáng hôm qua.

Nhóm VN30 hiện chỉ còn 8 mã tăng giá, so với 20 mã giảm giá. GAS, CTGVIC vẫn đóng vai trò gồng đỡ chỉ số nhóm, lẫn VNIndex, tuy nhiên trụ VIC cũng chẳng biết đến lúc nào thì quay đầu giảm giá, dù sáng nay tập đoàn họp ĐHCĐ trực tuyến. Trong nhóm giảm, đang có nhiều mã mà lúc đầu còn tăng giá, như VCB, TPB, BID, SSI… Ngoài ra, cũng phải nói rằng, nếu các mã vốn hóa lớn đó giảm sâu thêm, có lẽ chỉ số sẽ còn mất nhiều điểm hơn nữa.

Nhóm ngân hàng nhìn quanh chỉ còn vài mã tăng giá như ACB, CTG, HDB, MBB hay TCB. VCB, BID đã giảm giá, trong đó VCB giảm khá sâu, hơn 1,2%. Nhiều chỉ số vốn được đỡ bởi các trụ là cổ phiếu ngân hàng, đến giờ cũng giảm theo.

Các nhóm lớn khác là BĐS và dầu khí đều chìm trong sắc đỏ, chỉ điểm xuyết vài mã xanh. Mở rộng ra, tình hình tương tự với rất nhiều nhóm ngành nhỏ hơn khác. Một số ít nhóm ngành không có nhiều mã đỏ, mà đa số đang dừng quanh tham chiếu như ô tô phụ từng, hóa chất Vinachem, hay hàng không.

Chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM rớt sâu hơn VN-Index, với lý do Large Cap 2 sàn cùng giảm sâu. Trên HNX, các largecap giảm đáng chú ý có NTP, PHP, VCS, PVI…, tương tự trên UPCoM là MSR, OIL, QNS, VGI, SIP

Sáng nay tập đoàn Vingroup họp ĐHCĐ trực tuyến, theo đó nhiều nội dung, thông tin và mục tiêu lạc quan được nêu ra, tuy nhiên giá cổ phiếu VIC không giữ được đà lạc quan như thế. Trong nửa cuối phiên sáng nay, giá cổ phiếu này đã lùi dần về tham chiếu, hiện chỉ còn hơn 100 đồng. So với đỉnh giá 145.900 đ/cp ngày 20/4, thị giá VIC hiện đã giảm 20%.

10h30: Vỏ Index xanh nhưng bên trong rất nhiều sắc đỏ

VN-Index lại có dấu hiệu hụt hơi từ sớm. Chỉ số này sau khi mở cửa tăng hơn 7 điểm, thì ngay sau đó rơi luôn về tham chiếu, và rồi lại leo dốc từ từ, đến lúc này lại có dấu hiệu rơi tiếp. Thống kê cho thấy chỉ số đang được gồng bởi nhóm vốn hóa tỷ đô, trong đó nhiều mã thuộc VN30 và nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, ở các nhóm vốn hóa nhỏ hơn, có tình trạng đỏ nhiều hơn tăng. Đang có tình trạng xanh vỏ đỏ lòng không hề nhẹ trên sàn chứng giữa phiên sáng nay.

Sáng nay một số lãnh đạo UBCKNN và HOSE tham gia 1 buổi tọa đàm trực tuyến, với chủ đề về hệ thống giao dịch, tuy nhiên thông tin từ buổi tọa đàm này không hỗ trợ được gì cho phiên giao dịch sáng nay.

Nhóm ngân hàng đang phân hóa, nhưng dù sao vẫn có nhiều mã lớn tăng giá, và nhờ vậy đỡ cho các chỉ số VN-Index, VN30-Index hay HNX-Index. VCB đầu phiên tăng, nhưng giờ giảm hơn 1%, nhưng đối trọng vẫn có BID, CTGMBB. Bên nhóm ngân hàng tư nhân, ACB, HDB, TCB là các mã vốn hóa lớn và tăng giá, bù trừ với VPB, MSB và các mã nhỏ hơn như BAB, NVB, EIB

Nhóm dầu khí nhà PVN vẫn có diễn biến đáng quan ngại, dù GAS tăng giá, có lúc tăng 2%. Thật khó lý giải khi thấy GAS tăng giá lẻ loi, và bị vây quanh bởi hàng loạt tên tuổi khác khoác áo đỏ như OIL, POW, PVD, PVS, PVI, PGS, PVT, PGD… Thông tin giá dầu tăng tích cực đầu phiên sáng có lẽ không còn giúp cổ phiếu ngành này neo vào để nổi lên mặt sóng.

Với tình hình như vậy, đa phần nhóm ngành đều chiếm đầy sắc đỏ. Ngay cả chứng khoán, vốn là nhóm tích cực đầu phiên, đến giờ cũng chỉ còn vài ba mã xanh như BSI, CTS, MBS hay TVS… Nhiều đại gia tốp đầu thị phần đã sớm đỏ như HCM, VCI, VNDSSI đang dao động quanh tham chiếu và cũng có thể giảm bất cứ khi nào.

Nhóm Large Cap sàn HNX phân hóa rất rõ rệt và có vẻ nghiêng nhiều về sắc đỏ, do đó chỉ số chính sàn này cũng vì thế mà khó dựng dậy như bên sàn HOSE. Trong các mã Large Cap giảm giá, đáng chú ý có PHP, PVI, VCS, PAN hay IDC. Ở phía giảm giá, có vài ba mã nhưng hầu hết chỉ giảm chưa đến 0.5%.

Chỉ số sàn UPCoM đã chọc xuống dưới tham chiếu và đang có dấu hiệu hồi lại một chút, nhưng khá mong manh, do có rất nhiều Large Cap giảm giá, trong đó chú ý ACV, MSR, BSR, VGI, VEA, OIL

Mở cửa tích cực nhờ ngân hàng

VN-Index sớm “tăng” ngay từ sáng, “tăng” ở đây tức là dễ thấy ngay trước khi khớp ATO. Rất nhiều Large Cap có mức giá dự kiến khớp cao hơn tham chiếu, nhất là các mã ngân hàng. Đến thời điểm ATO, chỉ số tăng hơn 7 điểm, chỉ số nhóm VN30 cũng tăng khoảng chừng ấy điểm. Khởi đầu có vẻ suôn sẻ, tuy nhiên có lẽ cũng hơi bất ngờ, bởi thông tin trước giờ giao dịch không có nhiều điểm tích cực, nhất là từ sàn Mỹ đêm qua.

Sáng nay nhóm ngân hàng đồng loạt tăng ngay từ sớm, dù mức tăng sau đó cũng không hẳn lớn, bình quân chỉ chừng 1%. CTG tiếp tục gây chú ý nhờ có thông tin về chia tách, nhưng lưu ý khối ngoại sớm bán ròng khá nhiều ở mã này. MBB cũng tăng hơn 1.5% nhờ ra tin chiều qua.

Nhóm tăng giá trong VN30 cũng đủ mặt các anh tài, trừ NVLVNM. Tăng giá tốt nhất là CTG, hơn 3%. Bộ ba cổ phiếu nhà Vin cũng đều tăng giá, trong đó VIC tăng hơn 1%. NVL sớm giảm đầu phiên, có lẽ do thông tin về giá chuyển đổi cho HSBC quá thấp so với thị giá trên sàn.

Chỉ số HNX-Index tăng hơn 0.4% ngay từ sớm nhờ lời thế giao dịch liên tục trước HOSE 15 phút, nhưng sau đó lại lùi nhẹ, chỉ còn tăng hơn 0.2%. Nhóm ngân hàng, chứng khoán và một số Large Cap khác như NTP, THD đang đỡ chỉ số sàn này.

Nhóm dầu khí nhà PVN sáng nay vẫn phân hóa, dù báo chí đăng tin tích cực về giá dầu thế giới. GAS tăng nhẹ 0.6% nhưng nhiều mã nhỏ hơn gần như bám quanh tham chiếu, hoặc giảm đáng chú ý như OIL (-1.2%), PGD (-2%), PVG (-4%).

Một số nhóm ngành khác có khởi đầu tích cực như chứng khoán, sắt thép, hàng không, nhựa… Tuy nhiên khá nhiều ngành phân hóa như phân phối xăng dầu, xây dựng, thủy sản, dệt may, dược, hoặc dù tăng như các cổ phiếu hàng đầu lại suy giảm, như sắt thép chẳng hạn.

Hoàng Nam

FILI