Nhịp đập Thị trường 10/06: Thủy sản cùng phân bón lên ngôi, VN-Index vẫn không thể về tham chiếu

Nhịp đập Thị trường 10/06: Thủy sản cùng phân bón lên ngôi, VN-Index vẫn không thể về tham chiếu

VN-Index khởi đầu phiên chiều bằng 1 cú giảm ngay lập tức, do 1 số Large Cap kéo xuống, nhưng ngay sau đó, chỉ số được kéo trở lại sát tham chiếu. Trong đa số thời gian còn lại của phiên chiều, chỉ số giằng co bên dưới tham chiếu khoảng 3-5 điểm, rồi kết thúc dưới tham chiếu 9 điểm. Sự phục hồi của chỉ số đã không diễn ra như kỳ vọng, nỗ lực kéo lên bất thành tới mấy lần.

Chỉ số HNX-Index bất ngờ giảm mạnh trong đợt ATC. Chịu ảnh hưởng từ HOSE, chỉ số sàn HNX cũng sauy giảm rồi có dấu hiệu hồi từ từ, tuy nhiên đến đợt ATC thì lại bỗng dưng mất hơn 3 điểm, về mức thấp nhất trong ngày là 311.3 điểm, coi như giảm 1.75% so với cuối ngày hôm qua. Dù có sự hỗ trợ mạnh từ PVI, VND hay VCS, nhưng do đa số Large Cap khác giảm giá, nhất là những mã giảm phút cuối như IDC, NVB, PHP, PVS… nên chỉ số đã bị “bẻ trend”.

Nhóm phân bón và thủy sản gây chú ý lớn trong phiên chiều, nhờ hàng loạt mã tăng 5-6% trở lên. Bảo hiểm cũng là nhóm gây chú ý, dù cổ phiếu không tăng mạnh và đều như 2 nhóm kia.

Ngân hàng chiều nay chỉ có 6 mã tăng, nhưng chỉ có 2 cái tên nổi bật là ACBKLB. Có 17 mã giảm giá bao gồm các ngân hàng từ lớn tới nhỏ, từ nhà nước đến tư nhân. Đây cũng là nhóm đóng góp nhiều cổ phiếu lớn trong việc đè chỉ số VN-Index lẫn VN30-Index trong phiên chiều nay.

Các nhóm lớn khác như dầu khí hay BĐS nhà ở chiều nay cũng ngập trong sắc đỏ. Tuy nhiên, sắt thép hay thực phẩm lại có nhiều sắc xanh xem kẽ, và quan trọng nhất là các đại gia đầu ngành của 2 nhóm này tăng giá, như HPG, HSG của sắt thép, hay VNM, MCH, MML của thực phẩm.

Thủy sản chiều nay đồng loạt lên đỉnh, có lẽ nhờ thông tin về kết quả xuất khẩu thủy sản tích cực trong 5 tháng vừa qua, cũng như triển vọng kéo dài trong tháng 6. VHC sáng chỉ tăng 4%, đến chiều đã quay qua dư mua trần 6.25%. Không ít mã khác trong nhóm này còn tăng tương tự hay mạnh hơn, như MPC (+7.9%), ICF (+14.3%), CMX (+7%), ANV (+6.8%), IDI (+6.9%), ACL (+6.8%), FMC (+6.9%), SSN (+15%)…

Tương tự, phân bón cũng là nhóm có nhiều mã tăng đồng loạt, như DCM, DPM, SFG, CPC, BFC, LAS… Tuy nhiên trong nhóm này, VAF lại là của hiếm khi giảm 5.1% với chỉ 800 cp được giao dịch.

Phiên sáng: Áp lực cuối phiên lên Large Cap, VN-Index lại giảm lần thứ 3 trong phiên sáng

Diễn biến trên thị trường lại xấu đi trông thấy. Rất nhiều Large Cap trên cả 3 sàn giảm giá, gây áp lực suy giảm lên các chỉ số. VN-Index đã giảm gần 9 điểm, và cũng gần như về đáy sáng nay. HNX-Index cũng đang đỏ, nhưng còn đỡ hơn VN-Index ở vị thế đang phục hồi. UPCoM-Index may mắn là còn xanh. Phiên giao dịch sáng nay rõ ràng đang thử thách tâm lý cho những ai đã bắt đáy hôm qua và hôm kia, trong bố cảnh HOSE vừa “nhá” tin tốt về hệ thống mới, chứng khoán châu Á tăng điểm.

Tương quan tăng giảm giá trong nhóm VN30 đang là 5 tăng vs 24 giảm. Tuy nhiên chỉ số nhóm này chỉ giảm 0,5%, tức khoảng 7,6 điểm mà thôi. Nguyên nhân chính đó là những mã vốn hóa lớn nhất cũng không có giảm sâu, ví dụ như VIC, NVL, VRE, MWG, MSN… giảm mạnh nhất trong mấy cổ phiếu thực sự lớn này là VHM (-1,5%). Hy vọng phục hồi cho các cổ phiếu lớn đó, cũng như các chỉ số trong phiên chiều, không phải là không có.

Chỉ số UPCoM-Index đang được hỗ trợ bởi khá nhiều Large Cap, trái ngược với 2 chỉ số 2 sàn niêm yết. VTP, MSR, MCH, MPC, GE2 hay TVN vẫn là những cái tên tăng giá suốt phiên sáng nay. SIP dù ra tin doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh giảm sâu, vẫn tăng 1,2%.

Về nhóm ngành, nhìn chung các nhóm lớn đều bao phủ 1 màu đỏ, từ ngân hàng, BĐS nhà ở hay dầu khí, sắt thép, thực phẩm… Nhóm chứng khoán dù cố gồng, nhưng đến cuối phiên sáng cũng đang bị “nung” dần, chỉ còn VND, VCI là tăng ấn tượng. Nhiều nhóm nhỏ hơn cũng đỏ, tuy nhiên cũng có vài nhóm có nhiều sắc xanh đáng chú ý, như bảo hiểm, phân bón hay thủy sản.

Bảo hiểm là 1 trong những nhóm có nhiều sắc xanh tính đến cuối phiên sáng, dù cổ phiếu nổi tiếng nhất nhóm này là BVH giảm giá. Mức tăng bình quân của các cổ phiếu trong nhóm này chừng 1.5%, trong đó tăng tốt nhất là “máy bay” MIG bên quân đội, tăng gần 7%.

Thủy sản cũng là nhóm có khá nhiều mã tăng, thậm chí mức tăng còn tốt hơn bảo hiểm. VHC, FMC, ANV, IDI đăng tăng từ 3-5%, MPC cũng tăng 2.6%, CMX tăng 2.5% là những cái tên đáng nhắc của nhóm này.

Một số cổ phiếu phân bón đang tăng khá mạnh sáng nay, như DCM, DPM, BFC, LAS. Việc tăng giá này, dường như có liên quan đến 1 câu chuyện nói hoài nói mãi, là sửa luật thuế VAT, và sẽ được đưa vào chương trình họp Quốc hội trong tháng 7 tới đây. Hy vọng luật này được sửa, đừng treo.

10h30: Điều lo sợ đã bất ngờ sớm đến trong nửa đầu phiên sáng

VN-Index bất ngờ sảy chân, rớt sâu gần 9 điểm về 1,323 điểm sau chừng 50 phút giao dịch. Đây là điều mà những ai bắt đáy hôm qua lo sợ. Tuy nhiên chỉ số đã nhanh chóng hồi trở lại nhờ lực cầu trên các mã lớn, và đến giờ dao động sát tham chiếu, chỉ giảm nhẹ chừng 1 điểm. Nhóm VN30 đang tác động lớn lên chỉ số chính của sàn HOSE, và chỉ số đại diện nhóm này thì lại tăng nhẹ, dù số mã giảm giá đang áp đảo.

Trên nhóm VN30, hiện có đến 19 mã giảm giá, so với chỉ 9 mã tăng giá, tuy nhiên chỉ số nhóm này lại tăng hơn 2 điểm, nhờ hỗ trợ từ HPG, VCB hay VNM, vốn là những mã thực sự lớn trong nhóm. Tuy nhiên, cũng cần nói khách quan hơn rằng, có không ít mã cũng thực sự được cho là lớn trong nhóm, như VIC, VHM, MWG, VRE, MSN hay NVL thì đứng yên hay chỉ giảm rất nhẹ.

Chỉ số HNX-Index chưa tác động từ HOSE, đầu phiên còn tích cực, nhưng cũng sụt giảm nhanh chóng, và hiện bám quanh tham chiếu. Ngân hàng, dầu khí và cả chứng khoán là những nhóm đóng góp largecap giảm giá, tác động lên chỉ số chính sàn này. Tuy nhiên, vẫn có 1 số ngoại lệ, tỷ như VND, PVT hay PVI.

Về nhóm ngành, vẫn có những nhóm nhiều xắc xanh như sắt thép, xây dựng, thủy sản, bảo hiểm…, chứng khoán cũng miễn cưỡng được coi là tích cực, dù trước đó phân hóa rõ. Tuy nhiên các nhóm ngành lớn như ngân hàng, dầu khí, BĐS nhà ở… hay nhóm nhỏ khác như BĐS công nghiệp, dệt may, hàng không, hóa chất…

VN-Index mở cửa tăng nhẹ chưa đến nửa điểm

VN-Index mở cửa tăng chưa đến nửa điểm, nhưng diễn biến vẫn có vẻ tích cực, ít nhất là trên nhóm Largecap.

Chỉ số VN30-Index cũng chỉ tăng rất nhẹ, nhưng trong nhóm này. Số cổ phiếu tăng giá lên đến 17 mã, so với 12 mã giảm. Ngân hàng vẫn đóng góp nhiều mã tăng giá. Tuy nhiên với việc chỉ số chỉ tăng có nửa điểm, điều này có lẽ sẽ gây tâm lý bất an cho những ai bắt đáy hôm qua?

Nhóm ngân hàng sáng nay mở cửa tích cực, với đa số mã tăng giá dù mức tăng không lớn. Trường hợp giảm giá đáng chú ý nhất có lẽ là VPB, mà thực tế trong tháng 6, cổ phiếu này thường xuyên có những phiên đi ngược với đồng nghiệp. Ngoài ra, nhóm ngân hàng tư nhân có vẻ chạy tốt hơn nhóm gốc nhà nước, khi VCBBID đang rất sát tham chiếu, có thể đổi màu bất cứ lúc nào.

ACB hôm nay điều chỉnh giá theo cổ tức cổ phiếu, trên 1 số bảng giá ghi nhận mức giảm sốc 17-18% (có thể khó hiểu cho những người chưa hiểu về cách điều chỉnh giá), nhưng thực tế cổ phiếu này hiện đang tăng hơn 3%. Có lẽ giống NVLVIB cũng giao dịch điều chỉnh cổ tức hôm qua, ACB có lẽ được nhiều người bán trước đó và gom lại ngay ngày XR, nhằm tránh bị kẹt hàng?

Tương tự ngân hàng, dòng chứng khoán tiếp tục mở cửa trong sắc xanh, nhất là nhóm công ty tầm trung. Lưu ý rằng chính những công ty này hôm qua tăng mạnh nhất, nhiều mã  tăng 8-9%. Tuy vậy sáng nay mức độ tăng của các công ty này có vẻ giảm hẳn.

Chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM đang chạy nhanh hơn VN-Index một chút, đặc biệt UPCoM-Index. Nhóm Large Cap trên sàn này đang gắng hồi nhanh trở lại, nhất là khi hôm qua không “chạy tốt” như bên sàn niêm yết. Các mã đáng chú ý đầu phiên có thể gọi tên VGI, ACV, VTP, MPC, MSR, KLB, TVN

Nhóm dầu khí ngược lại mở cửa chìm trong sắc đỏ, với hàng loạt mã tầm trugn giảm 1-2% như PVD, PVS, OIl, PETDPM có lẽ là số hiếm khi tăng nhẹ sau ATO.

Các nhóm ngành khác nhìn chung có phân hóa, như BĐS nhà ở, sắt thép, bảo hiểm, dệt may, thực phẩm… Có lẽ NĐT đang chờ xem thêm diễn biến trong những phút tới để xác định rõ xu hướng hơn, khi thị trường mới chỉ hồi 1 phiên hôm qua.

Hoàng Nam

FILI