VN-Index dưới góc nhìn của lý thuyết sóng Elliott

VN-Index dưới góc nhìn của lý thuyết sóng Elliott

Mô hình sóng Elliott của VN-Index ở pha tăng điểm dài hạn từ tháng 11/2012 và của pha tăng điểm trung hạn từ tháng 4/2020 tới nay đều đang có dấu hiệu hoàn thành 5 sóng của pha tăng điểm. Đây là dấu hiệu cảnh báo thị trường có thể chuyển từ pha tăng điểm sang pha điều chỉnh. Vì vậy, nhà đầu tư có thể cần đề cao sự cẩn trọng và cơ cấu danh mục để phù hợp với giai đoạn mới.

* HNX-Index dưới góc nhìn lý thuyết sóng Elliott

Khóa học Online

CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN

Nhập môn Chứng khoán

 💡 Khai giảng: 17/06/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Trước đây, theo quan sát cá nhân người viết thì chỉ số HNX-Index có xu hướng phản ánh sự vận động của đa số cổ phiếu hơn là chỉ số VN-Index do tác động mạnh của nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn. Do đó, trong quá khứ người viết thực hiện đánh giá thị trường dựa trên quan sát sâu chỉ số HNX-Index (bạn đọc có thể xem lại bài viết tại đường link bên trên).

Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì các cổ phiếu lớn có xu hướng chuyển dịch từ sàn HNX sang HOSE cũng như các doanh nghiệp lớn có xu hướng lựa chọn niêm yết trên sàn HOSE. Điều này đã làm cho chỉ số VN-Index ít bị tác động từ một vài cổ phiếu lớn hơn và phản ảnh tốt hơn xu hướng vận động của đại đa số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Do đó, người viết dịch chuyển theo dõi vận động thị trường sang chỉ số VN-Index.

Mặc dù mức điểm số của VN-Index tại tháng 11/2012 là 372.39 điểm không phải là mức thấp nhất trong 12 năm tăng giá vừa qua nhưng người viết cho rằng đây là giai đoạn khởi đầu cho một chu kỳ tăng điểm mới do đây là khu vực đáy của GDP cũng như là thời điểm tạo đáy của chỉ số HNX-Index. Nghiên cứu giai đoạn tăng giá từ cuối năm 2012 tới nay cho thấy nhiều khả năng chỉ số VN-Index đã hoàn thành 4 sóng và đang ở sóng V lớn.

Nghiên cứu chu kỳ sóng dài hạn, người viết sử dụng tỷ lệ % tăng/giảm để so sánh các sóng với nhau thay vì sử dụng số học thông thường. Theo đó, sóng III tương đương 1,86 lần sóng I do đó sóng III có thể xem là sóng mở rộng. Mô hình sóng này cũng tuân thủ chỉ dẫn Alternative khi sóng II đi ngang và sóng IV điều chỉnh sâu. Lý thuyết sóng không bắt buộc phải tuân thủ các chỉ dẫn nhưng quá trình quan sát thị trường Việt Nam cho thấy nếu xuất hiện nhiều chỉ dẫn trong mô hình sóng sẽ nâng tính tin cậy của mô hình.

Tại thời điểm hiện tại, sóng V đang tương đương 1.34 lần sóng I, đây là mức xấp xỉ mức Fibonaci 127.2% so với sóng I. Theo chỉ dẫn Wave equality thì khi sóng III mở rộng, sóng V sẽ bằng sóng I hoặc tương ứng với mức Fibonaci sóng I. Vì vậy, quan sát chu kỳ lớn thì nhiều khả năng chỉ số VN-Index đã hoàn thành 5 sóng tăng điểm.

Khi đi vào chi tiết sóng V lớn thì có thể thấy nét tương đồng với giai đoạn tăng từ 2012 tới nay khi nhiều khả năng đã hoàn thành 4 sóng và đang ở sóng thứ 5. Ở sóng V lớn này không xuất hiện nhiều hướng dẫn sóng Elliott nhưng bù lại mẫu hình 5 nhịp lại đẹp và rõ ràng, tại khu vực sóng 5 dường như đang ở giai đoạn cuối của một ending diagonal. Đây là dấu hiệu cho thấy sóng 5 có thể sắp hoàn thành.

Như vậy mô hình sóng Elliott của VN-Index ở pha tăng điểm dài hạn từ tháng 11/2012 và của pha tăng điểm trung hạn từ tháng 4/2020 tới nay đều đang có dấu hiệu hoàn thành 5 sóng của pha tăng điểm. Đây là dấu hiệu cảnh báo thị trường có thể chuyển từ pha tăng điểm sang pha điều chỉnh. Vì vậy, nhà đầu tư có thể cần đề cao sự cẩn trọng và cơ cấu danh mục để phù hợp với giai đoạn mới.

Lê Thanh Hòa, CMT, CFA

FILI