Nhịp đập Thị trường 22/04: VN-Index đổ sập trong phiên chiều

Nhịp đập Thị trường 22/04: VN-Index đổ sập trong phiên chiều

Dù biết khó, nhưng có lẽ ít ai ngờ chứng khoán đổ sập trong phiên chiều nay. Có rất nhiều Large Cap giảm hơn 5% trên cả 3 sàn vào cuối ngày, ví dụ như CTG, MSN, VHM, VRE, BID, STB, PVS, SHS, GVR, OIL, VGI… Sẽ lại có nhiều lý do được đưa ra bàn luận chiều tối nay, nhưng có lẽ trên hết, tâm lý đầu tư chứng khoán của NĐT vẫn còn mong manh quá.

Một điểm cần lưu ý, đó là thanh khoản trên HOSE, cũng đạt hơn 20 ngàn tỷ đồng. Dù chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng có thể suy đoán, dựa trên biểu đồ intraday của VN-Index, rằng giá trị giao dịch phiên chiều nay cao hơn so với phiên sáng. Vậy ai mua ai bán trong phiên chiều nay?

Nhóm VN30 có 28 mã giảm giá tính đến cuối phiên chiều, và… 0 còn mã nào tăng giá nổi. VCBMWG miễn cưỡng về tham chiếu trong 1 ngày vốn tưởng đẹp khi ra tin tốt, và được khối ngoại mua nhiều. Có những mã giảm sàn không tưởng như SSI, VRE hay MSN. Tuy nhiên về tổng thể, khối ngoại vẫn bán ròng ở nhóm này.

Diễn biến 2 sàn HNX và UPCoM dĩ nhiên chịu tác động không nhỏ từ HOSE. Trên sàn HNX, HNX-Index giảm gần 3.2% khi đóng cửa, trong đó chỉ số phụ của các nhóm thanh khoản HNX30 và nhóm nhỏ và vừa (mid/smallcap) giảm mạnh hơn chỉ số chính. HNX có 195 mã giảm, 35 giảm sàn, có lẽ đa số nằm ở nhóm nhỏ và vừa.

Trên sàn UPCoM, nhóm Large Cap, có lẽ ACV là cổ phiếu hiếm còn tăng giá. Một loạt tên tuổi đổ sập hơn 5% như VGI, BSR, LTG, MSR, OIL

Trong 1 ngày tưởng chừng như tiêu cực cho SHB, thì cổ phiếu này lại xanh về cuối phiên. Thực tế cổ phiếu này đã sớm quay trở lại bên trên tham chiếu sau khi giao dịch vài chục phút, và giữ được sắc thái kiên định này cho đến khi đóng cửa. Ngược lại, nhóm ngân hàng cũng không chịu nổi nhiệt, VCB về tham chiếu, VPB quay đầu giảm chỉ trong vài phút, hàng loạt mã khác giảm sâu.

Không chỉ ngân hàng, hầu hết các nhóm ngành to nhỏ khác đều tràn ngập sắc đỏ. BĐS và dầu khí đều có nhiều mã giảm hơn 5% để NĐT chọn bắt đáy, nếu muốn đánh cược sớm.

Thị trường vẫn đạt thanh khoản cao suốt những ngày qua và cả hôm nay, nhưng điều này hiện không giúp gì cho nhóm công ty chứng khoán. Có lẽ cổ phiếu nhóm này hiện giảm giá 1 phần theo thị trường, 1 phần vì nỗi lo xử lý cục margin khủng tích tụ trong thời gian qua. Chiều nay rất nhiều mã giảm mạnh, thậm chí nằm sàn, kể cả SSI, MBS, SHS, BVS… Loại tăng giá như VIX (+6.9%) quả là rất hiếm.

Phiên sáng: Thanh khoản tiếp tục giảm, chỉ số đi ngang ở mức đáy

VN-Index cuối phiên sáng nay giảm 6.7 điểm, tức gần đáy trong ngày. Chỉ số VN30-Index diễn biến đồng dạng, nhưng mức giảm nhẹ hơn nhiều, thậm chí có nhiều thời điểm nổi lên trên tham chiếu. Như vậy chỉ số chính sàn chứng khoán Việt Nam sáng nay hòa cùng sắc đỏ với chứng khoán châu Á (dù Nikkei đang hồi mạnh hơn 2%). Tâm lý hồi là xả có vẻ đang hiện hữu trong lòng nhiều nhà đầu tư sáng nay, cho dù vẫn còn gần 2 tuần để đón nhận các BCTC từ các công ty lớn.

Nhóm VN30 vẫn chỉ có 9 mã tăng giá vào cuối phiên sáng nay, trong đó VPB đang nổi lên, vượt MWG. Ngược lại ở chiều giảm, top đầu vẫn có 2 cái tên SBTNVL, nhưng thêm SSI, còn PDR bất ngờ tăng giá trở lại, không rõ có phải nhờ lực cầu từ khối ngoại hay không. PNJ dù ra tin tốt, dù được khối ngoại mua ròng hơn phân nửa lượng khớp, nhưng sáng nay vẫn chưa có thời điểm nào khoác áo xanh. Diễn biến chỉ số nhóm này vẫn rất tương đồng với VN-Index, nhưng mức giảm nhẹ hơn nhiều, nguyên nhân do những mã lớn như VIC, NVL, GAS… được capping (giảm trọng số) trong rổ chỉ số.

VCB, VPBTPB là các ngôi sao sáng trong nhóm ngân hàng ảm đạm. Nói cách khác, những mã này tăng giá nhưng không tạo hiệu ứng lan tỏa cho cả nhóm ngành. Đa số cổ phiếu khác vẫn giảm gần như suốt phiên sáng nay, ví dụ như ACB, BID, CTG, HDB, TCB

NTPPVI đang là 2 Large Cap tăng giá nổi bật trên HNX, nhưng chỉ số chính sàn này vẫn đang dò đáy. Dù có những thời điểm hồi phục nhẹ, nhưng có lẽ chỉ số chính sàn này không đi theo con đường đồng dạng với VN-Index. Số cổ phiếu giảm giá trên HNX đang nhiều gần gấp 4 số tăng giá, trong đó nhiều Mid Cap và Small Cap giảm sâu hơn hẳn so với Large Cap. Nếu nói TTCK đang có rủi ro, thì rủi ro có lẽ nằm ở 2 nhóm này nhiều hơn.

Tương tự HNX, chỉ số chính sàn UPCoM cũng dò đáy sáng nay, khi đang giảm hơn 1.4%. ACV là Large Cap thuộc dạng của hiếm còn tăng giá, trong khi hàng loạt khác khác giảm miệt mài, như VGI, HND, LTG, MCH, MSR, OIL, BSR, VEA… thậm chí nếu so với Large Cap trên HOSE, thì những Large Cap sàn UPCoM này còn giảm thê thảm hơn nhiều. SNZ bất ngờ kịp quay về tham chiếu, dù có lúc cũng giảm sâu.

Nhóm chứng khoán sáng nay tiếp tục đà giảm, vốn đã kéo dài hơn 1 tuần qua, tuy nhiên vẫn có 1 vài sắc xanh ở FTS, TVS, VND… câu chuyện về lượng vốn margin khủng cấp cho NĐT F0 (và các F khác) hiện đang được bàn tán nhiều, nhưng có lẽ tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu nhóm này, vì (mặt trái) của nó là rủi ro. Nói cách khác, nếu thị trường đảo chiều, giá cổ phiếu suy giảm sâu, thì các công ty chứng khoán sẽ chịu gánh nặng rất lớn thu hồi vốn margin, thậm chí có thể mất 1 phần.

Giá thép trong nước tăng mạnh, dĩ nhiên các công ty như HPG, HSG, POM… đều hưởng lợi, tuy nhiên sáng nay cổ phiếu nhóm sắt thép đa phần cũng giảm theo xu thế chung, trừ VIS tăng bất ngờ đến 6.8%. HPG sáng nay họp ĐHCĐ, ra tin cổ tức cao nhưng giá cổ phiếu vẫn giảm gần 1%.

Cũng liên quan đến giá thép tăng, mới đây Hội nhà thầu xây dựng đã gửi đơn kêu cứu lên cơ quan nhà nước. Trên sàn nhiều cổ phiếu công ty xây dựng, cả công nghiệp hạ tầng lẫn dân dụng như CTD, CII, HBC, C4G… đều giảm khá mạnh. Điều đáng nói là những mã nói trên đều giảm khá sâu và lâu, ví dụ như CTD, giảm suốt từ giữa tháng 3 đến nay, tức hơn 1 tháng.

Cổ phiếu giảm giá trên diện rộng, nhưng trên sàn chứng quyền có lẽ vẫn nhiều NĐT cười lớn, khi có gần 1 nửa số chứng quyền còn tăng giá. Đặc biệt, những chứng quyền của MWG, VPB hay VHM vẫn có không ít mã tăng hơn 5%, thậm chí hơn 10%, ví dụ như CMWG2103.

10h45: Cứ hồi là xả?

VN-Index đã 2 lần hồi lên tham chiếu, nhưng sau đó lại bị dìm xuống khi lệnh bán xả ra nhiều hơn, và đến lúc này lại giảm tương đương với mức giảm đầu phiên sáng, tức hơn 7 điểm. Tất nhiênn nhiều Large Cap bị đè giá nên chỉ số chịu ảnh hưởng, cho dù vẫn có những mã tăng ngược ấn tượng như MWG (có tin khối ngoại tranh mua khi hở room), VCB, VHM

Nhóm Mid và Small Cap sàn HOSE có vẻ bị bán mạnh hơn, 2 chỉ số đại diện 2 nhóm này đều giảm sâu hơn so với chỉ số chính.

VCB đã tăng hơn 1.1% (đầu phiên đứng giá), VPB tăng mạnh lên trên 2% nhưng nhóm ngân hàng vẫn đỏ lửa. BVB vẫn giảm hơn 2%, KLB đã giảm tới 4%. SHB đã quay đầu giảm giá, có lẽ vì vậy chỉ số HNXIndex đang liên tục tìm đáy.

Nhóm VN30 hiện chỉ có 9 mã tăng giá, so với 20 mã giảm. MWG, VPBVCB là 3 mã tăng giá ấn tượng nhất trong nhóm này, nhưng có vẻ VHM cũng đang muốn được kéo lên thêm. Ngược lại ở chiều giảm, có 2 đại gia BĐS là NVLPDR, có lẽ đang được chốt lời.

MWG đã lại được khối ngoại lấp kín room, cổ phiếu này tăng giá hơn 3%, tuy nhiên không rõ nếu không còn lệnh mua ngoại nữa thì sắp tới còn tăng nữa không? Dù sao MWG cũng chưa ra tin quý 1, có thể hy vọng ở đây. Trong số 8 chứng quyền về mã này, đang có 7 chứng quyền tăng giá, với mức tăng tốt nhất là 13% (CMWG2103).

HNX-Index và UPCoM-Index đang tìm đáy trong ngày, hiện 2 chỉ số đã cùng giảm sâu hơn 1,3%. Trên sàn HNX, đa số largecap giảm giá, trong đó có IDC, PVS, PHP, NVB… giảm hơn 2%. SHB đang giảm nhẹ, sát tham chiếu, có thể hồi và đổi màu, nhưng khó dự báo. NTP là thuộc số ít còn tăng khá, hơn 2%. Chỉ số nhóm mid/smallcap sàn HNX đang giảm tới gần 2%, cho thấy 2 dòng nhỏ và vừa này cũng đang bị xả mạnh, tương tự HOSE.

Trên UPCoM, ngoài trừ ACV, hàng loạt largecap giảm mạnh, như BSR, LTG, MCH, SNZ, VGI… dù vẫn có 11 mã tăng trần, nhưng rõ ràng chỉ số chính sàn UPCoM sáng nay chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự “đồng thuận” của Large Cap.

Nhóm BĐS công nghiệp sáng nay có nhiều đại gia (về đất) giảm sâu, như GVR, SNZ, TID… nói chung đa số cổ phiếu nhóm này đều giảm, trong đó có cả hàng hot như KBC hay ITA… chỉ có LHG, SZL tăng nhẹ.

YEG đang dư mua trần phiên thứ 2 liên tiếp, sau khi giảm sàn 7 phiên. Chắc đang có NĐT cá nhân bắt đáy, khi cỡ lệnh mua không lớn.

HAG đang được chất bán sàn hơn 15 triệu cổ phiếu, khi ra tin bị Sở “dán nhãn”, nhưng ngạc nhiên là lượng khớp sáng nay lên đến gần 19 triệu, và cứ đã này thì đến chiều có khi khớp 30tr, tức gấp 3 lần hôm trước.

Mở cửa: VN-Index giảm ngay từ sớm

VRE sáng sớm còn dự kiến tăng gần 4% (trước ATO), nhưng đến thời điểm mở cửa lùi về tham chiếu, sau đó giảm hơn 1%. Tình cảnh này đã diễn ra với rất nhiều Large Cap khác. Chỉ số VN-Index mở cửa giảm khoảng 4 điểm, có lẽ do chịu tác động từ 1 loạt thông tin đến từ ngày giỗ Tổ hôm qua, ví dụ như cảnh báo Covid, cảnh báo lạm phát, căng thẳng Nga-EU…

Sáng nay các sàn chứng khoán châu Á đang phân hóa, do đó việc chỉ số VN-Index sớm giảm điểm không có gì bất ngờ.

Thị trường còn 2 tuần cuối để đón nhận BCTC quý 1, nhất là từ các công ty vốn hóa lớn nhất (trừ ngân hàng đã ra tin). VHM là 1 trong số đó vừa công bố vài con số tích cực, giúp giá cổ phiếu tăng 2,5% ngay từ đợt ATO. Tuy nhiên, những công ty lớn khác vẫn đang chờ tin ra, và sáng nay giảm như VIC, VJC, VRE, MSN, MWG… Liệu bán những mã này vào lúc này, có bị coi là bán hớ? Cũng thật khó dự báo.

Nhóm ngân hàng sáng nay đồng loạt giảm, trừ số ít VCB, SHB đứng yên ở tham chiếu, VPB tăng nhẹ. Lưu ý ngân hàng là nhóm nhiều mã vốn hóa khủng, nhưng đã ra tin quý 1 từ rất sớm, và trong tuần qua nhiều mã đi ngang hoặc giảm nhẹ.

Riêng VCBSHB đang có thông tin hỗ trợ, nên tuần qua tăng khá tốt. Tuy nhiên tình hình cũng không bi quan, khi hầu hết các mã giảm giá đều chỉ loanh quanh -1%, ngoại trừ BVB, KLB

Không chỉ ngân hàng, các nhóm vốn hóa lớn khác như bất động sản, hay dầu khí đều mở cửa trong sắc đỏ. Đa số nhóm ngành nhỏ hơn cũng tương tự. các nhóm ngành có diễn biến tốt trong tuần qua như sắt thép, chứng khoán, quỹ đầu tư… cũng khó thoát khỏi “rủi ro hệ thống”.

Thị trường giảm, nhóm cổ phiếu liên quan đến FLC lại được dịp nổi lên. ROS, FLC, HAI đều tăng giá 2-3%.

Hoàng Nam

FILI