Nhịp đập Thị trường 15/04: Giảm thêm ở cuối phiên

Nhịp đập Thị trường 15/04: Giảm thêm ở cuối phiên

Phiên ATC, thị trường giảm thêm một chút nữa với VN-Index mất 8.62 điểm, hay 0.69%, đóng cửa tại 1,247.25 điểm, trong khi đó HNX-Index vẫn tăng 1.29 điểm, lên mức 296.13 điểm.

Ngay từ đầu phiên chiều, áp lực bán đã mạnh lên và chiếm ưu thế. Cho đến cuối phiên, thêm một vài cổ phiếu lớn bị bán càng khiến VN-Index giảm sâu hơn.

Điển hình như MSN bất ngờ đảo chiều, từ tăng sang giảm ở những phút cuối phiên; VCB khớp một lệnh 91,600 cp đã kéo giá giảm thêm xuống 1.22%; lệnh 213,800 cp tại VHM cũng khiến giá cổ phiếu ông lớn này chỉ còn tăng 0.7% khi thị trường khép lại thay vì tăng 1.19%... 

Xét về tổng thể, cổ phiếu ngành chứng giảm mạnh nhất thị trường, ngoại trừ ART tăng thì còn lại đều giảm giá đáng kể như SSI, HCM, BSI, BVS, VCI, VDS, IVS, SHS… Ngoài trừ TVB hôm nay có vẻ lại may mắn bởi đang tạm ngừng giao dịch để chuyển san HNX, ngày mai (16/04) mới bắt đầu giao dịch lại.

Khối chứng khoán giảm mạnh nhưng tác động lớn nhất lên thị trường hôm nay chính là nhóm ngân hàng. VCB tác động nhiều nhất lên chỉ số nhưng TPB mới là cổ phiếu giảm mạnh nhất (-2.87%). Đa số cổ phiếu ngân hàng đều có mức giảm từ 1-3%. Trong nhóm ngân hàng, BID cũng là mã bị bán ròng nhiều nhất.

Thanh khoản thị trường đạt cao hơn phiên trước với tổng khối lượng giao dịch 1.05 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 24,953 tỷ đồng, trong đó, sàn HOSE là 20,645 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng 882 tỷ đồng.

14h: Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm điểm

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đẩy mạnh bán ròng trên hai sàn trong lúc chỉ số sàn HOSE đã chính thức giảm điểm.

So với thời điểm này của phiên trước, thanh khoản hiện đang cải thiện hơn nhiều, cho thấy rằng lực cầu trong nước vẫn mạnh. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên lưu ý rằng hôm nay là phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh VN30F2104 nên bất ngờ có thể còn cho đến phút cuối.

Tính đến 14h05, khối ngoại đang bán ròng hơn 700 tỷ đồng, tập trung mạnh ở VHM, KDH, GAS, CII, HPG...

Phiên chiều liệu có giữ được đà tăng?

Độ rộng thị trường cuối phiên sáng bị thu hẹp đáng kể với 272 mã giảm và 151 mã tăng trên sàn HOSE. Chỉ số VN-Index dù vẫn còn xanh nhưng đã lùi về sát mốc tham chiếu khi lực bán ở nhóm ngân hàng mạnh lên. Nếu xu hướng này vẫn duy trì mạnh hơn trong phiên chiều thì đà tăng khó giữ được.

Vai trò của tứ trụ VIC, VHM, MN và NVL trong phiên sáng nay là rất lớn, đóng góp hơn 5.2 điểm vào đà tăng của VN-Index. Ngược lại, BID, TCB, CTG, MBB, VCB, ACB , TPB đều tác động tiêu cực lên chỉ số.

Ngày cả SHB cũng đảo chiều giảm điểm, EIB giảm bớt đà tăng. Chỉ số nhóm ngân hàng giảm hơn 0.8%, đứng sau mức giảm của ngành chứng khoán (-1.69%). ART là cổ phiếu ngành chứng duy nhất tăng giá, còn lại giảm mạnh như HCMSSI cùng giảm hơn 1.7%, BVS giảm hơn 4%, EVS giảm hơn 5%...

Sáng nay, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất chính là cổ phiếu thép. HSG tăng sát trần khi công bố kết quả lãi hơn 501 tỷ đồng chỉ trong tháng 3. Ông lớn HPG cũng ghi nhận tăng 1.7%, có điều khối ngoại đang quay lại bán ròng.

Nhóm vốn hóa nhỏ hơn cũng tăng khá phải kể đến như NKG, SMC, POM, VCA hay TLH còn kịch trần.

Cổ phiếu QBS sáng nay không có giao dịch, thực ra là do quyết định đưa vào diện kiểm soát từ hôm nay, chỉ được giao dịch trong phiên chiều. Cổ phiếu QBS vào diện kiểm soát do kết quả thua lỗ 2 năm liên tiếp. Cụ thể, năm 2019 và 2020, Công ty lỗ ròng 173.11 tỷ đồng và 97.29 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2020 là hơn 93 tỷ đồng.

Trở lại với thị trường chung chỉ số sàn HOSE đang gặp khó trước cứ điểm 1,260 điểm. Việc đóng cửa thành công trên mốc này có thể giúp chỉ số bay cao hơn. Thanh khoản cả thị trường phiên sáng 636 triệu cp, tương ứng 14,420 tỷ đồng, thấp hơn so với phiên trước. Đồng thời khối ngoại cũng bán ròng gần 250 tỷ sáng nay.

10h30: Dấu hiệu chốt lời ở nhóm cổ phiếu ngân hàng

Chỉ có 2 cổ phiếu ngân hàng còn tăng giá, gồm SHB trên sàn HNX  và 1 cổ phiếu trên sàn HOSEEIB.

Sau khi mở cửa tăng tốt, thị trường có một nhịp chùng xuống mà nguyên nhân chính đến từ nhóm ngân hàng. Hầu hết các cổ phiếu ở nhóm này đều giảm, trong 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên HOSE thì đã có 8 mã, dẫn đầu là BID, rồi tiếp sau là TCB.

Thực tế nhóm ngân hàng đã tăng khá trong thời gian qua, do đó việc chốt lời có thể cũng đang diễn ra ở nhóm cổ phiếu này.

Mặc dù ngân hàng đa số giảm khiến chỉ số thu hẹp đà tăng nhưng thị trường chung vẫn ổn khi nhiều ông lớn còn lại đang tăng điểm. VICVHM là bộ đôi “gánh” chỉ số lớn nhất, trong khi đó MSN cũng nới rộng đà tăng lên gần 3.5%.

Thanh khoản sàn HOSE lúc này đạt hơn 350 triệu cp, tương ứng giá trị hơn 8,000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng thời điểm phiên trước. Khối ngoại đang bán ròng nhẹ.

Mở cửa: Bứt tốc mạnh mẽ, FLCROS tiếp tục kịch trần

Chỉ số VN-Index mở cửa tăng mạnh, tạo một gap lớn nhờ sự đồng thuận tăng giá ở nhóm cổ phiếu Large Cap.

Chưa đến 20% số cổ phiếu trong rổ VN30 giảm điểm, đa số lại là các ngân hàng như MBB, TPB, TCB, BID. Dù vậy, mức giảm này không nhiều nên cũng không gây áp lực gì lên chỉ số. Ngược lại, nhiều mã đang tăng khá và đang dẫn dắt thị trường như VHM, VCB, VIC, MSN, NVL

Đáng chú ý, NVL đang tăng 2.7%, lên mức 102,800 đồng/cp, ghi nhận mức cao kỷ lục trong lịch sử. Đây cũng là chuỗi tăng giá dài của NVL, liên tục kể từ ngày 01/04/2021. Nếu đóng cửa trên mốc 102,000 đồng, vốn hóa của NVL hôm nay sẽ chính thức vượt mốc 100,000 tỷ đồng.

Rất nhiều cổ phiếu penny tiếp tục kịch trần sáng nay, song ROS có lẽ đang sáng nhất khi có dư mua trần gần 20 triệu cp. Thông tin ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC muốn mua thêm 20 triệu cổ phiếu ROS có thể chính là chất xúc tác cho đợt tăng nóng này.

Với FLC, đây là phiên trần thứ 2 liên tiếp kể từ sau khi Tập đoàn này tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021, hé lộ về kế hoạch niêm yết Bamboo Airways – một thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn FLC.

Nhóm ngân hàng sáng nay thiếu tích cực, nhất là EIB giảm lại sau phiên tăng trần hôm qua. Câu chuyện miễn nhiệm và bầu Chủ tịch trong cùng một ngày ở một người đang khiến giới đầu tư chú ý. Câu chuyện lùm xùm xoay quanh chiếc ghế Chủ tịch HĐQT của Eximbank dường như luôn là đề tài nóng sốt trước mỗi mùa ĐHĐCĐ. Và cứ như thường lệ, "vết xe đổ" này lặp đi lặp lại liên tục những năm gần đây.

Phương Châu

FILI