Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành cảng biển (Kỳ 1)

Góc nhìn đầu tư 2021: Ngành cảng biển (Kỳ 1)

Sự phục hồi của hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước cùng với việc tăng cường quan hệ thương mại thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), ngành cảng biển được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới.

Triển vọng tích cực trong năm 2021

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và tình trạng thiếu tàu chở hàng, thiếu container rỗng nhưng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển của Việt Nam vẫn duy trì được xu hướng tăng, dù tốc độ tăng chậm hơn so với trung bình của thời gian trước. Đây được xem là tín hiệu tốt cho ngành cảng biển.

Khóa học Online

ĐỌC HIỂU

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

    💡 Khai giảng: 12/4/2021

   💡 Ưu đãi lên đến: 60%++   

>> ĐĂNG KÝ NGAY

Hotline: 0908 16 98 98

Cụ thể, trong năm 2020, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt hơn 689 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2019. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 175 triệu tấn, tăng 10.1%; hàng nhập khẩu đạt gần 225 triệu tấn, tăng 9.7%; hàng nội địa đạt hơn 286 triệu tấn, giảm nhẹ 3.8% với năm 2019.

Trong 2 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt hơn 113.5 triệu tấn. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 26 triệu tấn, bằng với cùng kỳ năm 2020; hàng nhập khẩu đạt hơn 35.3 triệu tấn, tăng 14%; hàng nội địa ước đạt gần 52 triệu tấn, tăng 15%. Riêng hàng container, ước đạt hơn 3.8 triệu TEU, tăng 25% so với năm 2020.

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam

Thống kê cho thấy, hơn 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đi bằng đường biển, do đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA),… sẽ mang lại cơ hội lớn cho ngành cảng biển, vận tải biển của Việt Nam trong thời gian tới.

Fitch Solutions dự báo kim ngạch thương mại Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 11% từ 2021- 2024 nhờ sự thúc đẩy đáng kể về tăng cường quan hệ thương mại song phương.

Bảng tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 12/2020

Nguồn: Bộ Công Thương và VCCI

Xu hướng tăng trọng tải tàu biển

Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và yêu cầu tối ưu hóa hoạt động vận tải biển, ngành vận chuyển container đang có những thay đổi mạnh mẽ theo hướng gia tăng kích thước tàu, nâng cao công suất trên mỗi chuyến vận tải.

Theo thống kê từ Alphaliner (Tổ chức nghiên cứu hàng hải hàng đầu thế giới), trong hai thập kỷ qua, cả kích thước trung bình và tối đa của tàu container đã tăng hơn gấp đôi.

Số lượng đội tàu trên thế giới và kích cỡ trung bình

Nguồn: Alphaliner

Các hãng tàu hiện cũng đã và đang đặt đóng ngày càng nhiều những con tàu siêu lớn (mega-ship) với sức chứa trên 18,000 TEU. Số lượng các tàu có sức chứa hơn 10,000 TEU cũng được đặt đóng ngày càng nhiều và chỉ các cảng nước sâu mới có khả năng tiếp nhận các tàu này.

Theo đó, việc xây dựng các cảng có quy mô lớn, mớn nước sâu và cầu bến dài để tiếp nhận các tàu trọng tải lớn đang là xu thế tất yếu không thể đảo ngược tại các nền kinh tế có biển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Chính vì vậy, các cảng biển lớn tại Việt Nam như Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) đều được đánh giá cao về lợi thế cạnh tranh và triển vọng tăng trưởng trong dài hạn.

Kế hoạch bàn giao tàu container tính theo TEU

Nguồn: Lloyd’s List Intelligence

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI