Góc nhìn 14/04: Cơ hội để gia tăng tỷ trọng?

Góc nhìn 14/04: Cơ hội để gia tăng tỷ trọng?

Aseansc cho rằng trong bối cảnh thị trường không có thông tin gì xấu, và báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2021 đang đến gần, thì việc chỉ số VN-Index rung lắc trong phiên gần 20 điểm là cơ hội tốt để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

Dành sức mua để giải ngân khi thị trường điều chỉnh

CTCK Đông Á (DAS): Phiên giao dịch 13/04 với thanh khoản kỷ lục nhưng thất bại trong việc tăng điểm, lực nâng đỡ chỉ đến từ nhóm cổ phiếu VIC-VHM và vài cố phiếu vốn hóa lớn khác. Đa số các mã còn lại giao dịch giảm điểm, không thể hiện sự đồng thuận vượt đỉnh như phiên liền trước. Thị trường có thể sẽ có nhịp điều chỉnh để tiếp tục tích lũy nhiều phiên hơn trên vùng 1,200 của VN-Index, mặc dù xu hướng tăng trung hạn của VN-Index vẫn chưa bị đảo chiều.

Dự báo kết quả kinh doanh quý 1/2021 của các ngân hàng tăng mạnh so với cùng kỳ 2020 đã phản ánh vào giá cổ phiếu trong nhịp tăng vừa qua, và nhà đầu tư đang hiện thực hóa lợi nhuận. Dòng tiền tiếp tục luân chuyển qua các nhóm ngành khác chưa tăng nhiều, cổ phiếu bất động sản đang được quan tâm do kỳ vọng lợi nhuận quý 1 tích cực. Chính sách tiền tệ và tài khóa đang hỗ trợ cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Nhà đầu tư có thể cơ cấu danh mục, dành sức mua để giải ngân khi thị trường điều chỉnh, quan tâm cổ phiếu ngành chứng khoán, bất động sản, vật liệu xây dựng và cổ phiếu doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng nên theo dõi nhóm ngành liên quan đến đầu tư hạ tầng.

Giằng co

CTCK Asean (Aseansc): Trong phiên giao dịch ngày 13/04, mặc dù có lúc tăng gần 16 điểm nhờ lực kéo đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM, và VRE,… tuy nhiên áp lực chốt lời tăng mạnh đã làm chỉ số VN-Index quay đầu giảm hơn 4 điểm. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 4.12 điểm (tăng 0.33%), đóng cửa ở mức 1,248. Thanh khoản HOSE ở mức hơn 1 tỷ cp (tăng 12%), giá trị gần 23,500 tỷ đồng (tăng 9%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (113 mã tăng/ 312 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ mua ròng gần 127 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào VIC, và MSN.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ dài tại vùng kháng cự 1,260 - 1,270 điểm, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,240 - 1,245 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,230 - 1,235 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,250 - 1,255 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,260 - 1,265 điểm.

Aseansc cho rằng trong bối cảnh thị trường không có thông tin gì xấu, và báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2021 đang đến gần, thì việc chỉ số VN-Index rung lắc trong phiên gần 20 điểm là cơ hội tốt để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Aseansc dự báo trong phiên 14/04 tới, VN-Index có thể sẽ có quán tính giảm điểm để kiểm định hỗ trợ tại vùng 1,240 - 1,245 điểm, bao gồm đường trung bình động ngắn hạn MA3 ngày và MA5 ngày. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số VN-Index có sự hồi phục nhất định sau đó trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Giao dịch củng cố vùng giá mới sẽ diễn ra

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): VN-Index duy trì sắc xanh trong phần lớn phiên sáng 13/04 nhưng đã giảm dần trong khoảng thời gian còn lại và hiện đã trượt trở lại xuống dưới mốc 1,250. Trên thị trường, dòng tiền đầu tư suy giảm và chỉ còn 2/19 nhóm ngành tăng điểm mặc dù khối ngoại mua ròng trên cả 2 sàn HOSEHNX. Ngoài ra, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản gia tăng so với phiên trước. Theo nhận định hiện tại, những phiên giao dịch củng cố vùng giá mới sẽ tiếp tục diễn ra trước khi có xác lập vận động tăng giá tiếp tục.

Tiếp tục quan sát thị trường

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): VN-Index điều chỉnh trong phiên 13/04, qua đó đánh mất mốc 1,250 điểm trong bối cảnh VIC (tăng 6.6%) đóng góp đến 7,866 điểm vào mức tăng chỉ số. Đi kèm với đó là thanh khoản khớp lệnh trên VN-IndexHNX-Index tiếp tục lập kỷ mới với 24,331 tỷ đồng (vượt mốc 1 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử, phiên trước đó là 22,924 tỷ đồng). Điều này cho thấy áp lực bán trong phiên 13/04 là thực sự mạnh. Trên góc độ kỹ thuật, cả mục tiêu và thời gian hoàn thành của sóng tăng 5 đã đạt được do vậy cần quan sát thêm diễn biến trong các phiên tới kể từ 14/04 để xác nhận liệu thị trường có chuyển sang sóng điều chỉnh trong thời gian tới hay không với target gần nhất 1,135 (fibonacci retracement 50% sóng tăng 5).

Trong phiên giao dịch phiên 14/04 tới, VN-Index có thể giằng co và rung lắc mạnh quanh ngưỡng 1,250. Nhà đầu tư trung hạn mua vào trước Tết trong các phiên 28/01-02/02 ở quanh đáy sóng điều chỉnh 4 và nhà đầu tư ngắn hạn đã mua vào trong các phiên 24/03-26/03 khi thị trường test hỗ trợ MA50 ngày đã chốt lời dần trong 2 phiên 12/04 và 13/04 tiếp tục quan sát thị trường trong phiên 14/04 tới và có thể tiếp tục canh bán ra nếu VN-Index quay lại thử thách vùng 1,250.

Minh Hồng

FILI