4 loại tin tức Forex ảnh hưởng đến đồng USD

Dịch vụ 

4 loại tin tức Forex ảnh hưởng đến đồng USD

Trước những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế thế giới, đồng USD đang thể hiện sức bật vượt trội khi so sánh với đối thủ “đáng gờm” của mình vàng thỏi. Nếu bạn có ý định đầu tư vào đồng USD, hãy tham khảo ngay 4 loại tin tức dưới đây nhé!

1. Cán Cân Thương Mại – Trade Balance

Báo cáo về Cán Cân Thương Mại (hoặc Trade Balance) cung cấp rõ nét nhất về các hoạt động xuất nhập khẩu do chính Cục phân tích kinh tế (BEA) và Cục điều tra dân số của Mỹ phân tích. Thông thường, khi đọc loại báo cáo này, hầu hết trader sẽ chú ý đến chỉ báo Thâm hụt thương mại. Tại sao?

Thâm hụt thương mại xảy ra khi nền kinh tế có xu hướng nhập khẩu vượt quá xuất khẩu; điều này chứng minh rằng người dân sẽ ưa chuộng hàng hóa ngoại nhập hơn các sản phẩm nội địa. Nhu cầu giao dịch ngoại tệ cũng tăng cao hơn, báo động sự rớt giá nhanh chóng của đồng USD. Báo cáo Cán Cân Thương Mại được công bố lúc 8 giờ 30 sáng khoảng 6 tuần sau khi kết thúc tháng tham chiếu (theo giờ EST).

2. Bảng Lương Phi Nông Nghiệp – Nonfarm Payroll

Bảng Lương Phi Nông Nghiệp (hay Nonfarm Payroll) không còn là báo cáo quá xa lạ với các trader lâu năm. Bảng Lương Phi Nông Nghiệp thống kê tổng số người lao động hưởng lương tại Hoa Kỳ - không bao gồm ngành nông nghiệp. Vào sáng thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng, Cục Thống kê Lao động của Mỹ (BLS) sẽ công bố Bảng Lương Phi Nông Nghiệp vào lúc 8 giờ 30 sáng (theo giờ EST).

Thông thường, tỷ lệ có việc làm của một quốc gia tăng cao chứng tỏ nền kinh tế ở nơi đó phát triển. Nhờ vậy, sự thu hút đầu tư của các tập đoàn nước ngoài cũng lớn dần hơn, khiến nhu cầu giao dịch tiền tệ gia tăng. Kết quả là đồng USD tăng giá. Ngược lại, một nền kinh tế trì trệ với tỷ lệ thất nghiệp lớn sẽ kéo theo sự xuống giá của đồng USD.

3. Tổng Sản Phẩm Quốc Nội – Gross Domestic Product

Được ví như thước đo “sức khỏe” kinh tế của một quốc gia, Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (gọi tắt là GDP) thống kê tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ nội địa của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể. Các trader có thể tham khảo dữ liệu GDP vào lúc 8 giờ 30 sáng vào ngày cuối cùng của mỗi quý (theo giờ EST). Tương tự như Nonfarm, nếu GDP của Mỹ tăng, lãi suất tăng, các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Mỹ nhiều hơn, đồng USD sẽ lên giá hơn. Nếu GDP giảm, đồng USD cũng sẽ giảm.

4. Chỉ Số Bán Lẻ – Retail Sales

Chỉ Số Bán Lẻ là thước đo tổng hợp về doanh số bán lẻ hàng hóa trong một khoảng thời gian. Chỉ báo này được phát hành hàng tháng bởi Cục điều tra dân số và Bộ Thương mại vào lúc 8 giờ 30 sáng (theo giờ EST).

Không phổ biến như GDP, hầu hết những người áp dụng Chỉ Số Bán Lẻ vào giao dịch đều là các doanh nhân hoặc nhà đầu tư lâu năm. Chỉ báo này giúp nhận định tốc độ phát triển của nền kinh tế dựa trên xu hướng bán lẻ của một quốc gia. Khi doanh số bán lẻ tăng cao, đồng USD dự kiến sẽ tăng giá và ngược lại.

Kết luận

Có thể nói, các thước đo tài chính vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán xu hướng giá trị của đồng USD bên cạnh các mô hình kỹ thuật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng các chỉ báo này một cách thông thạo, đặc biệt là những bạn trader mới tham gia thị trường Forex.

Khóa học "Hướng Dẫn Đầu Tư Cho Người Mới" của GKFX Prime giúp hiểu rõ hơn về thị trường Forex nói chung và các chỉ báo phân tích kỹ thuật nói riêng.

Tham khảo chi tiết:

Tìm hiểu về khóa học đầu tư miễn phí của GKFX Prime:

https://tintuccophieu.com/.

Trải nghiệm giao dịch miễn phí tại GKFX Prime:

https://www.gkfxprime.com/VN/.

FILI