Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: VN-Index tạm dừng ở dưới đường SMA 50 ngày

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: VN-Index tạm dừng ở dưới đường SMA 50 ngày

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 26/03/2021, VN-Index sụt giảm mạnh với cây nến đỏ có thân khá lớn. Chỉ số cũng đã tạm dừng ở dưới đường SMA 50 ngày (tương ứng với vùng hỗ trợ 1,150-1,160 điểm).

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 26/03/2021, VN-Index sụt giảm mạnh với cây nến đỏ có thân khá lớn. Chỉ số cũng đã tạm dừng ở dưới đường SMA 50 ngày (tương ứng với vùng hỗ trợ 1,150-1,160 điểm).

Nếu chỉ số phục hồi trở lại và vẫn giữ vững được hỗ trợ này khi kết phiên thì tình hình của chỉ số sẽ chưa quá bi quan. Tuy nhiên, nếu bên bán vẫn chiếm được ưu thế và khiến chỉ số tiếp tục điều chỉnh mạnh thì vùng 1,100-1,110 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6%) sẽ là hỗ trợ tiếp theo của chỉ số.

Chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục rơi mạnh sau khi cho tín hiệu bán, qua đó cho thấy khả năng điều chỉnh đang tăng cao.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 26/03/2021, HNX-Index tiếp tục rơi mạnh và đánh dấu phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp. Chỉ số đã có lúc rơi sâu xuống dưới vùng hỗ trợ 265-270 điểm. Tuy nhiên, lực mua xuất hiện ở vùng giá thấp đã giúp chỉ số thu hẹp phần lớn sắc đỏ và kết phiên với cây nến có bóng dưới dài (long lower shadow).

Tín hiệu phân kỳ giá xuống xuất hiện ở chỉ báo MACD và chỉ báo Relative Strength Index trong thời gian qua đã cho thấy tình hình của chỉ số vẫn đang khá bi quan.

BID - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Vùng 41,500-43,500 (đỉnh cũ tháng 10/2020) đang là vùng hỗ trợ tốt cho giá cổ phiếu BID. Khối lượng giao dịch sụt giảm trong những ngày qua chứng tỏ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Các đường SMA trung và dài hạn cũng đang hội tụ quanh vùng này.

Chỉ báo MACD đã cho tín hiệu bán và hiện đã rơi xuống dưới ngưỡng 0. Tín hiệu này cho thấy rủi ro điều chỉnh của BID là vẫn còn.

Chỉ báo Relative Strength Index đang thiết lập trendline giảm ngắn hạn từ tháng 12/2020. Hiện tại, chỉ báo đang rơi về test lại trendline tăng dài hạn (bắt đầu từ tháng 03/2020). Nếu vùng này vẫn được giữ vững thì tình hình của chỉ báo vẫn chưa quá bi quan.

MWG - CTCP Đầu tư Thế giới Di động

Giá cổ phiếu MWG đang rơi về vùng hỗ trợ 120,000-128,000 (đỉnh cũ tháng 10/2019 hội tụ cùng ngưỡng Fibonacci Projection 161.8% và đường SMA 100 ngày). Nếu vùng này vẫn được giữ vững thì tình hình của cổ phiếu sẽ chưa quá bi quan.

Khối lượng giao dịch duy trì mức thấp trong những ngày gần đây (dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất), qua đó cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic Oscillator đều đang cho những tín hiệu tiêu cực, qua đó chứng tỏ tình hình của cổ phiếu vẫn đang khá bi quan.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI