Nhịp đập Thị trường 18/03: VN-Index chạm 1,200 điểm vào ATC nhờ Large Cap

Nhịp đập Thị trường 18/03: VN-Index chạm 1,200 điểm vào ATC nhờ Large Cap

VN-Index đã chạm mốc 1,200 điểm theo cách không ai ngờ được nhất, tức tăng khi HOSE đã đơ hệ thống sau khi vào phiên chiều được chừng nửa tiếng, và thậm chí chỉ số chỉ đạt tại thời điểm kết thúc ngày (ATC). “Công lao” này chắc chắn thuộc về nhóm VN30, khi chỉ số nhóm này cũng được đẩy bất ngờ vào cuối phiên, lên 1,211.5 điểm (tăng 1.5%), trong khi 2 chỉ số nhóm midcap và smallcap sàn HOSE đi ngang và không tăng mạnh tại ATC.

Dù không có mấy giao dịch, nhưng giá cổ phiếu nhóm VN30 vẫn có những biến động tích cực trong phiên chiều, đặc biệt tại thời điểm ATC. Những mã được cho là tăng giá đáng kể trong riêng phiên chiều (so với cuối phiên sáng) có thể kể đến là TCB, VPB, VJC, VIC, NVL, PNJ, PDR, VRE, MSN… Ngược lại, GAS, POW hay PLX vẫn là nỗi thất vọng của cổ đông khi giảm cho đến cuối ngày. PLX được khối ngoại bất ngờ đẩy lệnh mua ròng mạnh vào phiên chiều, tuy nhiên nhìn chung khối ngoại vẫn bán ròng mạnh trên nhóm VN30 này, trong đó bán mạnh nhất ở CTG, HPG, VNMVRE.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ DÒNG TIỀN THỊ TRƯỜNG

    💡 Khai giảng: 23/3/2021

   💡 Ưu đãi lên đến: 60%++   

>> ĐĂNG KÝ NGAY

Hotline: 0908 16 98 98

Sàn HOSE đơ, nhưng giao dịch phái sinh vẫn sôi động trong suốt phiên chiều. Cảm giác như điểm số VN30-Index dù không còn “fair” (đủ cung cầu tác động), nhưng người đánh phái sinh vẫn có thể dự đoán được. Đến cuối ngày, giá hợp đồng VN30F2103 đóng cửa ở 1,211.5 điểm, sát điểm số chỉ số cơ sở. Thật vi diệu!

HNX-Index tự hồi trong phiên chiều, và cũng bất thần tăng mạnh vào phút ATC. Chưa rõ có mối liên hệ gì giữa diễn biến 2 chỉ số này tại thời điểm ATC hay không. Dù sao đi nữa, diễn biễn phục hồi trên chỉ số sàn HNX đã giúp chỉ số này trụ được 12 phiên tăng điểm liên tục. Trong số những cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá chiều nay của sàn này, đáng chú ý có THD, SHB, SHS, NVB, BVSTVC quay lại sát trần vào phút cuối.

Chỉ số UPCoM-Index đi ngang trong hầu hết thời gian phiên chiều, và cũng tăng mạnh vào phút cuối, tuy nhiên đóng cửa vẫn thấp hơn tham chiếu 0.03 điểm. nhóm Large Cap sàn này vẫn phân hóa, trong đó tăng hơn so với cuối phiên sáng có VGI, BSR, LTG… một số mã vẫn giảm giá là VEA, VTP, QNS… Hiện tượng VNB vẫn tăng trần 14.5% với lượng khớp vượt 1 triệu cổ phiếu.

Kết quả bất ngờ vào cuối phiên chiều của VN-Index chủ yếu nhờ Large Cap, do đó diễn biến các nhóm ngành cũng không có thay đổi lớn. Ngân hàng vẫn là nhóm được coi là có kết quả đẹp nhất, bên cạnh là nhóm chứng khoán, cao su săm lốp, xi măng, sắt thép... Tình trạng phân hóa có BĐS công nghiệp, bán lẻ, khai thác than, BĐS nhà ở, tiêu cực có dầu khí, mía đường, dệt may…

Toàn bộ số cổ phiếu cơ sở của chứng quyền đều tăng giá cuối phiên chiều nay. Tuy nhiên bảng giá chứng quyền vẫn có gần 30 mã giảm giá, chỉ là mức giảm không hề lớn. Ngược lại, đa số chứng quyền còn lại vẫn tăng giá, trong đó CVNM2012 vẫn giữ nguyên mức tăng khủng trong ngày là 58%. Chứng quyền của EIB bất ngờ tăng gần 17% chiều nay.

13h05: Nỗi lo không kịp chạm 1,200 trong hôm nay tăng lên

Sàn HOSE đã giao dịch 11,400 tỷ đồng sáng nay, nhưng VN-Index có dấu hiệu giảm tăng trong nửa cuối phiên. Tuy có đôi chút hồi phục vào cuối phiên, tuy nhiên lưu ý rằng hôm nay là phiên cuối của 1 hợp đồng phái sinh, tức diễn biến của chỉ số sẽ khó dự đoán trong phiên chiều. Nỗi lo chỉ số không thể chạm mốc 1,200 điểm trong ngày hôm nay đã tăng lên khá nhiều, cho dù là có thông tin rất tốt (tin từ Fed) hỗ trợ từ sáng sớm.

Chỉ số nhóm VN30 tăng 9.9 điểm vào giữa trưa nay, tăng 0.83%. Mức tăng này yếu hơn 1 chút so với đầu phiên. Nhóm VN30 dĩ nhiên cũng tác động mạnh nhất lên chỉ số chính sàn HOSE. Nhóm này đang có 20 mã tăng giá, so với 8 mã giảm giá. Các mã ngân hàng vẫn là yếu tố chính thúc đẩy chỉ số, nhưng trong số đó, HDB đã bất ngờ quay đầu giảm giá sau 10h30. Một số cổ phiếu khác trong VN30 cũng có diễn biến xấu đi trong nửa cuối phiên sáng là FPT, VJC, NVL hay TCH. Ngược lại, BID hay TCB nổi lên như những cổ phiếu đang hút cả dòng tiền lẫn mối quan tâm chú ý của NĐT.

2 chỉ số chính 2 sàn HNX và UPCoM đã sớm đổi qua sắc đỏ từ gần giữa phiên sáng, và đến cuối phiên sáng vẫn chưa ngoi được trở lại than chiếu. Trên sàn HNX, khá nhiều largecap đang giảm giá trên dưới 1% như VNR, PHP, PLC, PVS, CEOSHB và vài mã chứng khoán vẫn đang gồng gánh chỉ số với mức tăng nhẹ hơn hẳn so với đầu phiên sáng.

Trên sàn UPCoM, đang có phân hóa trong số Large Cap, tuy nhiên hầu hết cổ phiếu này chỉ dao động nhẹ. ACV đang tăng suốt phiên sáng, tương tự là MCH, OIL, VGIBSR quấn sát tham chiếu, lúc xanh lúc đỏ. Một số mã khác dành đa phần thời gian để giảm giá, như QNS, VEA, VTP… Ngoài ra, trên sàn này đang nổi lên 1 mã lạ, là cổ phiếu VNB với tổng 2 phiên hôm qua và sáng nay đã tăng hơn 26%, kèm theo thanh khoản tăng đột biến. thậm chí chỉ trong tháng 3 này, VNB đã tăng giá gần 50% từ mặt bằng giá 13-14 ngàn đồng lên gần 20 ngàn sáng nay.

Tính đến giữa trưa, các nhóm ngành còn giữ được vị thế tích cực bao gồm ngân hàng, sắt thép, bán lẻ, BĐS nhà ở, chứng khoán hay thủy sản…, phân hóa có nhựa gia dụng, BĐS công nghiệp, bảo hiểm, sản xuất điện…, tiêu cực thì gồm mía đường, dệt may, than… và dầu khí (họ PVN).

Vốn khởi đầu tích cực, 2 đại gia phân bón trong họ nhà PVN đến cuối phiên sáng nay, thì 1 đứng giá và 1 giảm giá, có lẽ là do bị ảnh hưởng từ cả nhóm. Với diễn biến giá dầu thế giới gần đây không được tích cực, nhóm cổ phiếu này sáng nay đã sớm giảm giá, bao gồm cả GAS và nhiều đại gia như PVS, PVD, PVC, PVB, PGD, POWGAS tuy cuối phiên hồi về tham chiếu, OILBSR tăng giá nhẹ, nhưng những mã có chữ P kia vẫn giảm giá.

Trong nhóm cao su săm lốp, sáng nay DRC bất ngờ giao dịch khủng, với tổng lượng khớp lên đến gần 4 triệu cổ phiếu, gấp 4 lần ngày hôm qua, và gấp 3 lần so với bình quân giao dịch trong tháng 3 này. Giá cổ phiếu DRC đang có dấu hiệu quay lại đỉnh cũ 29,600 đ/cp cuối tháng 1, nhưng lưu ý khối ngoại sáng nay cũng tăng bán ròng khá mạnh.

Nhóm chứng khoán vẫn đang có diễn biến tích cực hơn hẳn nhiều nhóm trung bình và nhỏ khác trên sàn chứng. Thực tế cũng cho thấy dù HOSE có nghẽn lệnh, thì thanh khoản hàng ngày vẫn đạt trên 15 ngàn tỷ đồng, mang lại kỳ vọng quý 1 lợi nhuận tích cực cho khối này (so với cùng kỳ năm trước). 2 đại ca HCM, VCI và nhiều cổ phiếu tầm trung đang bứt phá không ngừng, ví dụ như VDS, AGR, CTS, FTS

10h55: Chỉ số vẫn ráng tiếp cận đỉnh, nhưng nhiều cổ phiếu có dấu hiệu đuối

VN-Index vẫn cách mốc 1,200 điểm khoảng 3 điểm mà thôi, nhưng trong suốt nửa đầu phiên sáng nay, chỉ số này vẫn chưa thể “chạm 1 tay vào đỉnh”. Diễn biến chỉ số future Mỹ sáng nay giảm nhẹ (so với lúc 9h), có thể là 1 yếu tố có thể tác động tâm lý, dù không lớn. Nhóm ngân hàng vẫn là động lực hỗ trợ chỉ số, tuy nhiên bản thân 1 số mã trong nhóm này cũng có dấu hiệu giảm đà tăng. Nhiều nhóm ngành khác đang có dấu hiệu đuối, cổ phiếu giảm đà tăng hoặc thậm chí đổi màu đỏ.

HNX-Index và UPCoM-Index đều đã lùi về tham chiếu, thậm chí chuyển sắc đỏ, nhất là UPCoM Index. Trên sàn HNX, khá nhiều Large Cap đã đổi màu đỏ, như VCS, VNR, CEOSHB, SHS, MBS vẫn tăng giá nhẹ, nhưng chỉ số chính sàn HNX còn chịu tác động tiêu cực thêm từ 1 số mã dầu khí PVS, PVI, hay PHP, PLCTVC không còn tăng trần mà lùi 1 chút. Trên sàn UPCoM, phân hóa trên nhóm largecap là rất rõ, với ACV, MCH, OIL, FOX, VGI… tăng giá vs HND, LTG, VEA, QNS… giảm giá.

Nhóm dầu khí PVN vẫn có diễn biến tiêu cực trên diện rộng, cụ thể là ở các tên tuổi lớn như GAS, PVD, PVC, PVS, PVI, PVT, POWOIL luôn dao động ngay tham chiếu kể từ sau ATO vài phút. Duy có 2 đại gia phân bón là DCMDPM vẫn giữ được sắc xanh.

Nhóm ngân hàng vẫn dẫn dắt thị trường và hỗ trợ các chỉ số quan trọng, tuy nhiên tại một số mã lớn, như CTG, BID, VCB, VPB đang có dấu hiệu lùi dần. Đã xuất hiện 1 số mã giảm giá như BVB, KLB, VIB. Khối ngoại giao dịch mua bán tích cực ở nhóm này, cụ thể là ở ACB, CTG, MBB, TCB, VCB, VPB…, trong đó không ít là giao dịch nội khối.

Nhóm mía đường toàn bộ đều chìm trong sắc đỏ.

Nhóm BĐS nhà ở vẫn có diễn biến khá tốt, kể cả ở top đầu như VIC, VHM… hay tầm trung như NLG, DXG, IJC, NTL, KDH, PDR… 3 cổ phiếu nhà Vin đang bị khối ngoại bán ròng nhẹ, nhưng vẫn tăng giá đến lúc này.

Các nhóm ngành khác đang có dấu hiệu phân hóa hoặc tiêu cực lộ rõ, như sản xuất điện, mía đường, dệt may, xi măng, nhựa gia dụng…

Các cổ phiếu cơ sở của chứng quyền đa số vẫn tăng giá, trừ vài mã giảm như HDB, SBT, VJC, tuy nhiên số lượng CW giảm giá đã tăng gần 30 mã, nhiều hơn hẳn so với đầu phiên. CW CVNM2012 vẫn tăng đến 45.5% kể từ đầu phiên đến nay.

Mở cửa: Liệu Fed có “đẩy” được VN-Index vượt 1,200 sáng nay?

Thông tin về cuộc họp của Fed (Mỹ) đêm qua có lẽ đang mang lại kỳ vọng rất lớn, rằng VN-Index sẽ chạm mốc 1,200 điểm trong phiên hôm nay. Chỉ số mở cửa đã tăng 10 điểm, lên 1,196.6 điểm, tức chỉ còn cách mốc kia hơn 3 điểm mà thôi. Nói cách khác, khả năng đạt kỳ vọng ngay trong sáng nay cũng rất lớn.

Nhóm VN30 đồng loạt tăng giá, trừ MSN giảm nhẹ 0.1%. Các mã ngân hàng gây “sốt” hôm qua như STB, HDB, TCB… sáng nay tiếp tục tăng giá tích cực. CTG thậm chí tăng gần 5% chỉ sau ATO vài phút lẻ. Nhưng cũng chính CTG bị khối ngoại bán ròng sớm gần 600,000 cp. Bất chấp MBB cũng được khối ngoại mua ròng đáng kể từ sớm, nhìn chung khối ngoại vẫn bán ròng trên VN30.

HNX-Index mở cửa về lý thuyết sớm hơn sàn HOSE 15p, nhưng chỉ số này tăng không mạnh. Đến 9h15, chỉ số này chỉ tăng chưa đến 0.5%, thậm chí đi ngang khi VN-IndexVN30-Index sớm đạt mức tăng 1%. Tuy nhiên cũng có 1 thực tế rằng HNX-Index đã tăng 12 phiên liên tục và được coi là bứt phá nhanh hơn hẳn các chỉ số quan trọng của sàn HOSE từ đầu năm đến nay. Các mã vốn hóa lớn sàn HNX tăng nhẹ hơn so với mã nhỏ, trong đó SHB, SHS, MBS chỉ tăng gần 2%, một số mã khác như IDC, VCS, CEO… tăng loanh quanh 1%. Đáng kể nhất có TVC khi tăng ngay 6% khi mở cửa.

Nhiều nhóm ngành cũng đồng loạt tăng khi khớp ATO, từ các nhóm lớn như ngân hàng, BĐS dân dụng, đến các nhóm nhỏ hơn như chứng khoán, bán lẻ, sắt thép, thủy sản… Dầu khí, mía đường là số ít nhóm bất ngờ có nhiều mã giảm giá.

Ngân hàng tiếp tục là nhóm thu hút nhiều quan tâm của NĐT, khi CTG và nhiều mã khác đã sớm tăng ngay lúc mở cửa. CTG có lúc tăng gần 5%, nếu tính cả mức tăng 4.9% chiều qua thì cổ phiếu này đã chạy gần 10% chỉ sau 2 phiên, và đã phá đỉnh cũ hồi giữa tháng 1 vừa qua. Các mã lớn khác như VCB, BID cũng tăng 1%. ACB có 1 giao dịch thỏa thuận mua của khối ngoại 1.6  triệu cổ phiếu từ NĐT nội, nhưng chưa hiểu làm sao thực hiện khi đã hết room.

Dầu khí họ PVN là nhóm bất ngờ tiêu cực chỉ sau ATO vài phút. Đồng loạt GAS và nhiều mã khởi đầu bằng chữ P, như PVD, PVC, PVS, PGS… giảm giá trên dưới 1%. BSR tăng giá hơn 1,4% từ sớm, nhưng đến lúc này đã lùi về tham chiếu. Rõ ràng giá cổ phiếu nhóm này vẫn neo tâm lý vào giá dầu thế giới.

Chứng quyền có lẽ cũng nên được chú ý trong ngày hôm nay, khi 19/21 mã cổ phiếu cơ sở tăng giá ngay ATO. Sau khi khớp lệnh mở cửa vài phút, trên bảng giá chứng quyền phủ gần kín màu xanh, chỉ có chừng 14-15 mã giảm giá. 2 mã chứng quyền của VNM bất ngờ có mức tăng mạnh nhất, 1 mã tăng hơn 45% còn mã kia tăng 20%.

Hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai VN30F2103, và hiện giá hợp đồng này cao hơn chỉ số chừng 6 điểm, thể hiện thái độ lạc quan của người chơi phái sinh. Thậm chí trước khi VN30 xác định điểm số mở cửa, giá hợp đồng này từng lên đến 1,208 điểm.

Hoàng Nam

FILI