Trái phiếu coupon và trái phiếu zero - coupon khác nhau thế nào?

Trái phiếu coupon và trái phiếu zero - coupon khác nhau thế nào?

Cùng Vietstock phân loại các đặc điểm của 2 loại trái phiếu coupon (Coupon bond) và trái phiếu zero - coupon (Zero - coupon bond).

Trái phiếu coupon (Coupon bond) là gì?

  • Là loại trái phiếu được trả lãi định kỳ, thông thường 6 tháng/lần (Mỹ) hoặc 1 năm/lần (châu Âu và các nước khác) theo lãi suất đã được ấn định.
  • Là loại trái phiếu được trả lãi định kỳ, thông thường 6 tháng/lần (châu Âu và các nước khác) hoặc 1 năm/lần (Mỹ) theo lãi suất đã được ấn định.
  • Là loại trái phiếu được trả lãi định kỳ, thông thường 6 tháng/lần (Mỹ) hoặc 1 năm/lần (châu Âu và các nước khác) theo lãi suất thả nổi..
  • Là loại trái phiếu được trả lãi định kỳ, thông thường 6 tháng/lần (châu Âu và các nước khác) hoặc 1 năm/lần (Mỹ) theo lãi suất thả nổi.

Trái phiếu coupon (Coupon bond) là loại trái phiếu được trả lãi định kỳ, thông thường là 6 tháng/lần (Mỹ) hoặc 1 năm/lần (Châu Âu và các nước khác) theo lãi suất đã được ấn định (lãi suất cuống phiếu). Khi phát hành, trái phiếu được bán bằng mệnh giá, khoản vốn gốc này sẽ được nhận một lần khi đáo hạn.

Trái phiếu zero - coupon (Zero - coupon bond) là gì?

  • Trái phiếu zero-coupon chỉ có 1 cách trả lãi.
  • Là loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ.
  • Khi phát hành trái phiếu được bán với giá cao hơn mệnh giá, người mua trái phiếu không nhận lãi định kỳ, khi đáo hạn chỉ nhận phần vốn gốc tương ứng với mệnh giá trái phiếu.
  • Khi phát hành trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá, người mua trái phiếu nhận lãi định kỳ.

Trái phiếu zero - coupon (Zero - coupon bond) là loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ. Trái phiếu zero-coupon có hai cách trả lãi: tiền lãi sẽ được trả trước tại thời điểm phát hành (chiết khấu) hoặc trả gộp một lần khi trái phiếu đáo hạn.
Trái phiếu trả lãi trước (còn gọi là trái phiếu chiết khấu): khi phát hành trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá, người mua trái phiếu không nhận lãi định kỳ, khi đáo hạn chỉ nhận phần vốn gốc tương ứng với mệnh giá trái phiếu. Như vậy, tiền lãi là phần chênh lệch giữa mệnh giá với giá mua tại thời điểm phát hành, coi như là đã nhận lãi rồi.
Trái phiếu trả lãi sau (còn gọi là trái phiếu gộp): với loại này, khi phát hành người mua trái phiếu sẽ mua với giá bằng mệnh giá, tiền lãi có phát sinh định kỳ, trái chủ không nhận lãi định kỳ, lãi sẽ được nhập vào vốn gốc (phần mệnh giá) để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Đến khi trái phiếu đáo hạn, trái chủ sẽ nhận một lần cả lãi và vốn gốc, phần lãi được tính gộp vào.

Câu nào sau đây đúng về trái phiếu zero - coupon?

  • Trên tờ trái phiếu zero-coupon có phần cuống phiếu (coupon).
  • Lãi suất in trên bề mặt của tờ trái phiếu là lãi suất thực, được dùng làm căn cứ tính lãi.
  • Nếu phát hành dưới dạng chứng chỉ thì thông thường trái phiếu zero-coupon được phát hành thuộc loại trái phiếu vô danh (bearer bonds).
  • Tất cả đều đúng.

Nếu phát hành dưới dạng chứng chỉ thì thông thường trái phiếu zero-coupon được phát hành thuộc loại trái phiếu vô danh (bearer bonds). Trên tờ trái phiếu zero-coupon không có phần cuống phiếu (coupon), lãi suất in trên bề mặt của tờ trái phiếu là lãi suất danh nghĩa, được dùng làm căn cứ tính lãi.

Trạng Chứng

FILI