Nhịp đập Thị trường 18/02: VN-Index được đẩy mạnh, UPCoM-Index rớt bất ngờ

Nhịp đập Thị trường 18/02: VN-Index được đẩy mạnh, UPCoM-Index rớt bất ngờ

VN-Index đã đạt điểm số 1,174.4 điểm cuối chiều nay, cũng là điểm số cao nhất của cả ngày hôm nay. chỉ số đi ngang trong nửa đầu phiên chiều, được kéo lên sau đó và duy trì cho đến khi được kéo lần cuối vào đợt ATC. Những biến động của nhóm cổ phiếu Large Cap sàn HOSE đã mang dến những diễn biến như vậy trên chỉ số. Ngược lại, có vẻ như 2 nhóm midcap và smallcap không bị “ảnh hưởng” từ Large Cap, các chỉ số đại diện 2 nhóm này đi ngang ổn định ở mức cao hơn chỉ số chính.

VN30-IndexVN-Index được đẩy thốc cuối phiên chiều nay, có lẽ “phục vụ” cho việc chốt phái sinh. Lưu ý hôm nay là phiên giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai VN30F2102, nên nếu nhóm VN30 có gì bất thường thì cũng không hề lạ. Kết phiên, nhóm VN30 có đến 25 mã tăng giá và 2 mã “giảm xui xẻo” là SSISTB. Khối ngoại vẫn mua ròng ở nhóm này, nhưng riêng phiên chiều có vẻ họ bán ra nhiều hơn.

Diễn biến chỉ số HNX-Index dường như cũng không kịp theo VN-Index trong nửa cuối phiên chiều. Chỉ số chính sàn HNX dao động ngang với biên độ khá hẹp, thậm chí còn có xu hướng giảm về cuối phiên.

Chỉ số UPCoM-Index rớt bất ngờ khi chưa đi được nửa phiên chiều. chỉ số này đã giảm nhanh và mạnh xuống dưới cả tham chiếu, khiến NĐT có cảm giác không rõ có lỗi hệ thống gì hay không? trong nửa cuối phiên chiều, chỉ số này đi ngang và kết thúc ở 75.35 điểm, giảm 0.5%, dù nhiều Large Cap sàn UPCoM vẫn tăng giá tốt, như MSR, VGI, FOX, BSR, LTG…, có thể những mã như ACV, VEA là những yếu tố “đạp” chỉ số bất ngờ.

Sau diễn biến có vẻ đuối vào cuối phiên sáng, nhóm dầu khí PVN lại hút tiền khi bức vào phiên chiều. 2 đại gia phân bón vẫn tăng cứng trên 6%, GAS đã tăng trở lại trên 3%, những mã khác như PVS, PVD, PVB, PVC, PXS… đều có kết quả tốt hơn so với phiên sáng. Hôm nay POW bị khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.5 triệu cp, nhưng vẫn tăng giá nhẹ.

Nhóm ngân hàng cuối phiên chiều nay đã có kết quả đạo ngược so với phiên sáng. VCB đã tăng 2% dù suốt phiên sáng giảm giá. BID quay lại mức tăng hơn 3%, vốn đã từng đạt được sáng nay. nhiều mã tầm trung cũng tăng trở lại như TCB, TPB… ngay cả EIB cũng được kéo lên vào phút cuối. Tuy nhiên vẫn có những mã giảm “bất chấp” như ACB hay SHB. HNX30 tăng tốt hơn chỉ số chính, nhưng HNX Large Cap thì tệ hơn, dù trong nhóm này, CEOVGS vẫn tăng trần, và những mã khác như PLC, PVS, PTI… vẫn tăng giá đỡ chỉ số. SHB, NVB và 1 số cổ phiếu nhóm chứng khoán là những yếu tố đè chỉ số…

Các nhóm ngành khác nhìn chung cũng tích cực hơn so với phiên sáng, từ BĐS nhà ở, BĐS công nghiệp, đến dệt may gia dày, bảo hiểm, cao su săm lốp, hóa chất… cổ phiếu nhóm sắt thép cũng hồi nhẹ, dù đại gia HSG giảm sâu hơn so với phiên sáng.

Nhóm chứng khoán vẫn không thể có kết quả đẹp trong phiên chiều, dù chỉ số tăng điểm. nhiều đại gia top đầu (trừ VND) vẫn giảm giá, như SSI, HCM, VCI… một số mã tầm trung, nhưng cũng được xếp vào Large Cap HNX cũng giảm giá như BVS, SHS hay MBS, tác động tiêu cực lên chỉ số.

Phiên sáng: Đà tăng chững lại do Large Cap

VN-Index thiết lập đỉnh cao 1,167.8 điểm sau 11h, nhưng rồi lại rơi cho đến kết phiên sáng. Diễn biến đồng dạng, nhưng VN30-Index đã chỉ còn cách “mặt đất” (tham chiếu) có nửa điểm mà thôi, do một số Large Cap bất ngờ suy giảm vào cuối phiên. Tình hình chưa đến nỗi phải lo lắng, vì diễn biến tăng – giảm giá trên cả 3 sàn vẫn nghiêng nhiều về hướng tích cực.

BID, CTG, VCB, VHM, VRE, FPT, MSN, MWG… là những Large Cap của nhóm VN30 lẫn sàn HOSE bỗng dưng có dấu hiệu giảm giá bất ngờ trong 30 phút cuối phiên sáng nay, khiến các chỉ số cũng giảm theo. Tuy nhiên cũng rất khó để tìm ra nguyên cớ của đợt giảm  cùng lúc như vầy, trừ 1 yếu tố: đáo hạn phái sinh. Khối ngoại bán ròng mạnh trên CTG, và cũng có thể là 1 yếu tố khiến cổ phiếu này giảm giá, tuy nhiên nhìn chung họ vẫn mua ròng trên nhiều mã khác, ví dụ như HPG, MSN, VCB, VHM… Lưu ý rằng diễn biến giá hợp đồng tương lai 1 tháng VN30F2102 sáng nay đồng dạng với diễn biến chỉ số VN30, và trong 30 phút cuối sáng nay, lại tái diễn hiện tượng hợp đồng chạy trước chỉ số.

Nhóm V30 vẫn có tương quan biến động giá cân bằng, chia đều cho 14 mã tăng vs 14 mã giảm giá. Thực tế trước thời điểm 11g, số mã tăng giá còn nhiều hơn 1 chút.

Nhóm dầu khí cũng có dấu hiệu chốt lời và hơi đuối vào cuối phiên sáng nay. GAS từng tăng lên hơn 90 ngàn đồng/cp, nhưng đến cuối phiên giảm về 89,800 đồng. PVS có thời điểm tăng hơn 8% nhưng hiện chỉ còn tăng 4,4%. Không ít mã khác dù vẫn xanh nhưng kém sắc hơn. Chỉ có 2 đại gia phân bón tiếp tục nổi bật là DCMDPM. Giá phân bón tăng cao có lẽ chính là yếu tố thúc giá 2 cổ phiếu này.

CEO tăng trần, VGS tăng 8.7%, PVS tăng 4.4%... nhưng chỉ số nhóm Large Cap sàn HNX cũng chỉ còn cao hơn tham chiếu có 0.02%. Chỉ số HNX-Index-Index tốt hơn, nhờ nhóm HNX30 và nhiều Small Cap khác.

Chỉ số UPCoM- Index vẫn tăng tốt hơn 2 chỉ số 2 sàn niêm yết. MPC tăng 11.4% và từng có lúc sát trần. Nhiều Large Cap khác vẫn tăng tích cực suốt cả phiên sáng nay, như LTG, FOX, MSR, VGI…, nhưng cũng có 1 số Large Cap khác đuối dần như BSR, MCH, OILSNZ vẫn giảm hơn 2% suốt phiên sáng.

Dầu khí vẫn là nhóm ngành lớn phủ đầy sắc xanh sáng nay, đối lập với nhóm ngân hàng. BĐS nhà ở cũng có nhiều sắc xanh, chủ yếu ở “phân khúc” tầm trung (DIG, NLG, NTL, KDH…). BĐS công nghiệp, mía đường, bán lẻ, hóa chất, cao su sắm lốp… vẫn là các nhóm tích cực, ngược lại so với chứng khoán, dệt may, sắt thép.

10h: VN-Index hồi, Mid và Small Cap lại tranh thủ chạy

Sau cú giảm bất ngờ đầu phiên, hiện chỉ số VN-Index đã tăng trở lại. Thực ra vẫn có thêm một lần nữa NĐT chắc thót tim khi chỉ số lại muốn rớt về tham chiếu (gần 10h) nhưng rồi mọi việc lại êm. Các sàn châu Á đang phân hóa, nhưng VN-Index tiếp tục con đường riêng của mình.

Chỉ số VN30 cũng cao hơn tham chiếu, nhưng nếu so với VN-Index, thì không được lạc quan bằng. Trong nhóm này, tương quan tăng giảm giá đang cân bằng, trong đó cả 2 bên đều có những mã vốn hóa khủng, ví dụ như MSN, GAS, VREBID của nhóm tăng, hay VIC, NVLVJC ở phía giảm. MBB, HPGVRE đang được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong nhóm này, nhưng CTG lại bị bán ròng khá đáng kể.

Chỉ số hồi, Mid và Small Cap sàn HOSE lại tranh thủ chạy. 2 chỉ số 2 nhóm này đang cùng tăng hơn 1%, trong đó có những cái tên rất đáng chú ý như DCM, DPM, PVD, NLG… của Mid Cap, hay TDH, HTN DGW… của Small Cap. Lưu ý rằng 2 đại gia phân bón DCMDPM sáng nay còn giảm nhẹ, nhưng đến giờ đã tăng rất mạnh, thậm chí tím trần.

HNX-Index cũng tăng ngay trở lại sau khi chịu tác động tâm lý từ HOSE lúc đầu phiên. Không có nhiều biến động quan trọng, chỉ số chính sàn HNX tăng điểm ổn định trong nửa đầu phiên sáng nay, với sự hỗ trợ từ các mã PVS, PLC, NTP, PVI

Tương tự, UPCoM-Index cũng dùy trì tăng điểm tích cực, với hàng loạt largecap tăng khá tốt như BSR, LTG, VGI, MSR, FOX… Thậm chí MPC hiện đã tăng hơn 12%, có lúc gần 14% nhờ thông tin “minh oan” cho con tôm của doanh nghiệp. Bất ngờ trong những cổ phiếu largecap sàn này có lẽ là SNZQNS. Nhóm BĐS công nghiệp tiếp tục có phiên đậm sắc xanh, nhưng đại gia SNZ này lại giảm đến gần 3%.

Nhóm ngân hàng vẫn chìm trong sắc đỏ, dù có cải thiện hơn so với đầu phiên sáng. Đây cũng là điểm bất ngờ, khi nhóm này không nhận được tin xấu nào gần đây, thậm chí nếu nhắc đến lợi nhuận quý 4 hay cả năm 2020, thì ngân hàng là top 1. BID là số ít tăng giá tốt (+3%) trong khi 2 đại gia gốc nhà nước kia là VCB, CTG lại giảm. MBB đang được khối ngoại gom mạnh nhưng thị giá chỉ tăng 0.6%. Thậm chí VCB cũng được họ gom mà thị giá vẫn giảm.

Dầu khí tiếp tục là một trong những nhóm có diễn biến tốt nhất 3 sàn, cùng với nhóm ngành lớn khác là BĐS nhà ở. Các nhóm nhỏ hơn cũng có nhiều cải thiện, như BĐS công nghiệp, mía đường, bán lẻ, cao su săm lốp, hóa chất… Tuy nhiên chứng khoán, dệt may là số ít nhóm có những sắc đỏ đáng chú ý.

Mở cửa: Bất ngờ ngay sau ATO

VN-Index mở cửa cao hơn tham chiếu gần 2 điểm, nhưng rồi quay qua giảm hơn 5 điểm ngay sau đó. Diễn biến này khá bất ngờ, chưa rõ có phải do tâm lý chốt lời của những ai mua trước Tết hay không. Nhóm Large Cap VN30 giảm mạnh hơn, đồng thời nhóm ngân hàng cũng đỏ lòe. Nhóm dầu khí vẫn xanh, nhưng không cân nổi thị trường.

Báo chí đăng tải đã có 200,000 liều vắc xin Covid về đến Việt Nam, cũng như cơ quan y tế đã xác định được ổ phát dịch ở Hải Dương, tuy nhiên những tin này lại có vẻ không tác động tích cực lên chứng khoán đầu phiên sáng nay.

Ngay từ sớm PVD đã được đặt lệnh ATO cả triệu cổ phiếu. Nhiều mã khác trong họ cổ phiếu PVN cũng đặt mua áp đảo so với đặt bán, mang lại tâm lý khởi sắc. Đến thời điểm ATO, dù thị trường hơi bị bất ngờ, nhưng nhóm này nhìn chung vẫn tích cực nhất. Trừ GAS tăng nhẹ 1%, những cổ phiếu PVD, PVS, PVB, PXS… vẫn tăng khá. Đáng tiếc nhất có lẽ là 2 đại gia phân bón, DCMDPM cùng quay đầu giảm nhẹ chỉ sau ATO vài phút.

Các nhóm ngành lớn là ngân hàng và BĐS nhà ở đều đồng loạt giảm, tác động lớn lên các chỉ số, nhất là trên HOSE. Nhiều nhóm ngành nhỏ hơn dù có khởi đầu ATO tích cực, nhưng sau đó cũng bị vạ lây mà quay qua chơi với sắc đỏ. Dầu khí, mía đường, bán lẻ hàng công nghệ hay BĐS công nghiệp là số ít vẫn còn phủ màu xanh vào lúc này.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index vẫn xanh sau ATO vài phút, điều này cũng rất ngạc nhiên. Trong nhóm largecap sàn HNX, đang có phân hóa rõ nét, nhưng có lẽ chỉ số sàn này được hậu thuẫn mạnh hơn từ PVS, PLC, PHP… Tình hình trên Upcom còn sáng hơn, 1 loạt largecap sàn này đang xanh chín như FOX, BSR, MPC, MSR, VGI, OILMPC đang bứt phá phiên thứ 2 liên tiếp sau khi có tin “được minh oan” từ phía Mỹ (nước nhập khẩu lớn nhất của doanh nghiệp).

Hoàng Nam

FILI