Ngành điện ‘giậm chân’ trong năm Covid đầu tiên

Ngành điện ‘giậm chân’ trong năm Covid đầu tiên

Năm 2020, mặc dù số lượng doanh nghiệp điện báo lãi tăng trưởng chiếm hơn phân nửa, song, lợi nhuận toàn ngành vẫn đi lùi khoảng 2.5% so với 2019. Tình hình thủy văn, biến động giá nhiên liệu bất lợi, dịch Covid-19… là các yếu tố kìm chân ngành điện trong năm Covid đầu tiên.

Ngành điện giậm chân trong năm Covid đầu tiên

Theo dữ liệu VietstockFinance52 doanh nghiệp ngành điện (tính trên cả 3 sàn HOSE HNX và UPCoM) đã tạo ra khoảng 149.4 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần và 12.5 ngàn tỷ đồng lãi ròng trong năm 2020, lần lượt giảm 9.2% và giảm 2.5% so với 2019.

Trong đó, có 29 doanh nghiệp tăng lãi, 18 doanh nghiệp giảm lãi, 2 doanh nghiệp chuyển lãi thành lỗ, 2 doanh nghiệp chuyển lỗ thành lãi và 1 doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ.

Những doanh nghiệp tăng trưởng lãi bằng lần

Ở chiều tích cực, thống kê cho thấy có 6 doanh nghiệp báo lãi bằng lần so với năm trước, gồm EIC, SP2, AVC, NED, EBAGSM.

Giật giải quán quân về tỷ lệ tăng trưởng chính là EVN Quốc tế (UPCoM: EIC). Cụ thể, lãi ròng năm 2020 của EIC đạt mức 47 tỷ đồng, tăng 2,250% tức gấp gần 24 lần so với 2019. Kết quả vượt bậc của EIC phần lớn nhờ khoản cổ tức từ dự án Thủy điện Hạ Sê San 2 tại Campuchia ghi nhận trong quý 3 và quý 4 với tổng số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Kế đến là Thủy điện Sử Pán 2 (UPCoM: SP2với mức tăng lợi nhuận 1,200% (gấp 13 lần), lãi ròng năm 2020 đạt 39 tỷ đồng. Doanh thu của SP2 ghi nhận tăng 44% so với 2019, lên hơn 213 tỷ đồng - cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, SP2 còn tiết giảm 13% chi phí tài chính so với 2019 về mức 47 tỷ đồng, góp phần vào kết quả khởi sắc rõ rệt của doanh nghiệp thủy điện ở Lào Cai.

Top 10 doanh nghiệp điện tăng lãi nhiều nhất năm 2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Nếu xét về con số tuyệt đối, TCT Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, HOSE: POWlà doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất ngành điện năm vừa qua. Công ty đã đem về 29,710 tỷ đồng doanh thu và 2,195 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 16% và 13% so với 2019.

Ngoài POW còn có 3 doanh nghiệp điện khác cũng báo lãi hơn ngàn tỷ năm 2020, gồm PGV, HNDPPC.

Như trường hợp của Tổng Công ty Phát điện 3 (Evngenco3, UPCoM: PGV), lãi ròng đạt 1,938 tỷ đồng, tăng 88% so với 2019. Việc thu hẹp 39% chi phí tài chính về mức 2,273 tỷ đồng hỗ trợ cho đà tăng trưởng của PGV.

Top 10 doanh nghiệp điện báo lãi lớn nhất năm 2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HOSENT2) - một công ty con của POW cũng báo lãi sụt giảm 17%, thu về 625 tỷ đồng lãi ròng năm 2020. Đáng nói khi đây đã là năm thứ 6 liên tiếp NT2 gặp cảnh "phú quý giật lùi".

Lãi ròng của NT2 liên tục đi lùi từ năm 2014-2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

5 doanh nghiệp sụt giảm hơn phân nửa lợi nhuận

Ở diễn biến khác, doanh thu đi xuống là điểm chung dễ thấy đối với nhóm 19 doanh nghiệp báo lãi sụt giảm. Nhiều doanh nghiệp thủy điện vẫn gặp khó trước tình hình thủy văn bất lợi, lượng nước về hồ thấp làm giảm sản lượng sản xuất. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ năm 2020 cũng thấp hơn do các hoạt động sản xuất bị đình trệ bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Có 5 doanh nghiệp báo lãi giảm hơn phân nửa so với 2019, gồm VCP, SHP, TMP, BTPHNA.

Điển hình như lãi ròng năm 2020 của Vật Tư Xây dựng và Phát triển Năng Lượng VCP (UPCoM: VCP) ở mức 44 tỷ đồng, chỉ bằng 1/5 kết quả 2019. Doanh thu suy yếu 16% trong khi chi phí tài chính gấp 2.2 lần là những nguyên nhân chính cho bước lùi của VCP.

Hay với Nhiệt điện Bà Rịa (HOSE: BTP), doanh thu chỉ đạt 748 tỷ đồng, chưa bằng 40% con số trong 2019; lãi ròng co lại 51% về mức 89 tỷ đồng.

Top 10 doanh nghiệp điện giảm lãi nhiều nhất năm 2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

3 doanh nghiệp thua lỗ

Kết quả tệ nhất năm 2020 thuộc về Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV (UPCoM: NCPvới mức lỗ 581 tỷ đồng (lãi ròng gần 2.5 tỷ đồng trong 2019). Dù doanh thu tăng 6% song NCP chỉ thu được gần 244 tỷ đồng lãi gộp, giảm 29%. Đặc biệt là khoản chi phí tài chính lớn (774 tỷ đồng) kéo doanh nghiệp nhiệt điện ở Thái Nguyên thua lỗ nặng nhất lịch sử hoạt động.

2 doanh nghiệp khác cũng báo lỗ trong năm vừa qua là TTES72.

3 doanh nghiệp điện thua lỗ năm 2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Đáng ngạc nhiên là dù lỗ ròng lũy kế 9 tháng đầu năm tới 271 tỷ đồng, Điện lực Khánh Hòa (HOSE: KHPlại không nằm trong danh sách kém tích cực nêu trên. Pha “lội ngược dòng” ngoạn mục xảy đến trong quý 4 khi Công ty đem về lãi ròng tới 314 tỷ đồng. Nhờ đó mà cả năm, KHP vẫn có lãi ròng gần 44 tỷ đồng.

Theo giải trình của KHP, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và bão số 12 trong năm 2020, TCT Điện lực Miền Trung đã có quyết định điều chỉnh giảm giá bán điện nội bộ cho KHP vào quý cuối năm, dẫn tới lãi gộp gấp 55 lần cùng kỳ, đạt 443 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh từ quý 1 đến quý 4/2020 của KHP. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Giá điện bình quân dự báo phục hồi từ nửa sau 2021

Tại Báo cáo chiến lược đầu tư 2021, Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định giá bán điện bình quân (ASP) sẽ duy trì mức thấp trong nửa đầu năm 2021 và phục hồi sau đó nhờ 2 yếu tố.

Thứ nhất, theo Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ, có 65% khả năng La Nina sẽ kéo dài tới cuối tháng 05/2021, tạo điều kiện cho các nhà máy thủy điện trữ đủ nước để hoạt động tới cuối năm 2021. Do thủy điện là nguồn rẻ nhất, điều này sẽ làm chậm lại tăng trưởng giá bán trên thị trường cạnh tranh, ít nhất tới nửa sau 2021.

Thứ hai, tình trạng thiếu điện trở nên nghiêm trọng hơn khi nền kinh tế phục hồi hậu Covid-19, tạo động lực cho giá bán điện tăng. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu đầu vào như khí và than dự báo tăng có thể đẩy mạnh giá chào của các nhà máy nhiệt điện khí và nhiệt điện than.

VNDirect cho rằng các yếu tố trên sẽ tạo điều kiện cho việc tăng giá điện bán lẻ trong 2021, vốn đã bị trì hoãn từ năm 2020 do dịch Covid-19. Về mặt giá bán theo loại hình phát điện, các chuyên gia phân tích nhận thấy thủy điện là nguồn rẻ nhất, theo sau đó là các nguồn điện truyền thống như than và khí. Trong khi đó, các nguồn năng lượng tái tạo hiện đang được hưởng chính sách giá ưu đãi với mức giá mua cao từ EVN do mảng này chỉ mới đang phát triển ở giai đoạn đầu tại Việt Nam.

Duy Na

FILI