Chứng khoán giảm kỷ lục! Dòng tiền đi về đâu?

Dịch vụ 

Chứng khoán giảm kỷ lục! Dòng tiền đi về đâu?

Sau thời gian leo dốc không ngừng nghỉ, VN-Index thử vượt lại vùng đỉnh đã được xác lập hồi tháng 8/2018 ở mức gần 1,200 điểm trong phiên giao dịch hôm qua. Bên cạnh đó, VN30 đảo chiều, rơi tự do về mức 1,100 điểm (tính đến thời điểm chiều ngày 19/01). Đợt điều chỉnh mạnh mẽ này ghi nhận tốc độ mất giá gần 7% chỉ trong vòng chưa đến một phiên giao dịch, đây là mức giảm kỷ lục gần như chưa từng có tiền lệ trong lịch sử giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tình hình cũng không tốt hơn với các kênh đầu tư khác. Khi nhìn sang thị trường bất động sản, vốn được nhìn nhận là kênh đầu tư thu hút dòng vốn mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây, lại đang khiến các nhà đầu tư dè chừng hơn sau cú sốc “Condotel”. Kết thúc đà tăng trưởng nóng, các dự án “Condotel” đang có dấu hiệu vỡ trần, thậm chí tiềm tàng nguy cơ lây lan sang các phân khúc của thị trường. Bên cạnh đó, dòng vốn cho bất động sản gần đây tiếp tục bị thắt chặt hơn sau động thái ban hành lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với cho vay bất động sản của Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường hàng hóa quốc tế giao dịch sôi động trong thời gian gần đây

Trái ngược với chứng khoán trong nước, thị trường hàng hóa quốc tế gần đây đang cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ khi giá trị các hợp đồng tương lai kỳ hạn liên tục xác lập vùng đỉnh mới, đà tăng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Với những lợi thế của thị trường quốc tế như vốn hóa thị trường và khối lượng giao dịch lớn, do đó giao dịch thị trường được khớp gần như là liên tục, mang lại tính thanh khoản rất cao cho nhà đầu tư trong các giao dịch.

Giá dầu thô tăng 293% trong 8 tháng gần nhất, tăng mạnh nhất sau cuộc họp OPEC+ quyết định nâng dần mức cắt giảm sản lượng dầu thời gian tới. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ xăng dầu tăng mạnh do nhu cầu di chuyển cũng là nhân tố quan trọng tác động tới đà tăng trưởng giá dầu thời gian qua.

Hợp đồng kỳ hạn giá đồng ghi nhận mức tăng khiêm tốn hơn ở mức 67% trong 8 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, việc đạt mức cao nhất trong 8 năm trở lại đây chủ yếu do tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ của phương tiện vận tải sử dụng điện.

Góp phần vào đà tăng chung của các sản phẩm kim loại, giao dịch trên thị trường quặng sắt cũng không kém phần sôi động khi nhu cầu xây dựng gia tăng mạnh trong thời gian qua, ghi nhận mức tăng 121% trong 9 tháng gần nhất. Yếu tố thiếu hụt nguồn cung ở Brazil góp phần thúc đẩy giá quặng sắt lên cao, xác lập vùng đỉnh cho hợp đồng tương lai có kỳ hạn của quặng sắt trong 9 năm trở lại đây.

Nhu cầu từ Trung Quốc

“Trung Quốc” - yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào sự bùng nổ giá cả hàng hóa trong suốt thời gian qua. Với vai trò là quốc gia có mức tiêu thụ gần như lớn nhất đối với mọi loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường, đương nhiên việc đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai của nước này có ý nghĩa rất lớn đối với dự báo xu hướng giá cả thị trường hàng hóa. Theo số liệu báo cáo từ Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc là quốc gia nằm trong top các nền kinh tế phát triển ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm 2020, bất chấp những tác động tiêu cực của Đại dịch Covid-19 trong suốt thời gian vừa rồi. Cũng theo dự báo của Tổ chức này, dự kiến mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 của Trung Quốc có tiềm năng đạt mức ~8% và có nhiều cơ sở để tin tưởng việc Trung Quốc sẽ đạt được mức kỳ vọng trên.

Bên cạnh đó, rủi ro mất giá đối với đồng USD trong thời gian tới, thị trường hàng hóa nói chung đang đứng trước cơ hội rất lớn đạt mức tăng trưởng bùng nổ và mạnh mẽ hơn nữa.

Thế mạnh của giao dịch hàng hóa phái sinh:

- Giao dịch 2 chiều, không chỉ gom mua vào khi giá rẻ chờ tăng để bán ra kiếm lời, bạn có thể bán trước khi giá đủ cao và mua lại khi giá thấp để có lợi nhuận. Vì vậy, cơ hội đầu tư luôn sẵn sàng, không phụ thuộc vào việc nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.

- Thanh khoản cực cao, giao dịch mua bán được khớp lệnh liên tục. Tránh được rủi ro việc bán không có người mua hoặc mua không có người bán, không lo bị ép giá bởi phí giao dịch là niêm yết, không thay đổi cho dù biến động thị trường lớn hay nhỏ.

- Hợp pháp ở Việt Nam. Việc giao dịch các sản phẩm (bao gồm Dầu thô và Bạc...) trên sàn tại CTCP Giao dịch Hàng hóa Hồ Chí Minh (HCT) là hợp pháp, được Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (do Bộ Công Thương quản lý) cấp phép hoạt động. Vì vậy, việc đầu tư vào thị trường hoàn toàn minh bạch, khiến nhà đầu tư hoàn toàn yên tâm về số tiền ký quỹ giao dịch.

Có rất nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư tại HCT:

- Nông sản: Ngô, Lúa mì, Đậu Tương, Khô Đậu Tương, Dầu Đậu Tương

- Nguyên liệu công nghiêp: Cà phê Robusta, Cà phê Arabica, Cacao, Bông, Đường, Cao su.

- Kim loại: Platinum, Đồng, Bạc, Nhôm, Quặng Sắt

- Năng lượng: Dầu thô, Khí tự nhiên, Xăng thành phẩm, Dầu thành phẩm

Thị trường rộng lớn với 52 quốc gia trên thế giới, HCT tin tưởng đây chính là cơ hội đầu tư đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Truy cập https://hct.vn/ để đăng ký nhận tư vấn hoặc https://hct.vn/mo-tai-khoan-2/ để được mở tài khoản miễn phí.

Địa chỉ:

+ Trụ sở: 151 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0888 266 188.

+ Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2, Toà nhà PCC1, 44 Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 039.858.9999

FILI