Làn sóng bán tháo ập đến chứng khoán công nghệ Trung Quốc, 260 tỷ USD 'bốc hơi'

Làn sóng bán tháo ập đến chứng khoán công nghệ Trung Quốc, 260 tỷ USD 'bốc hơi'

Các gã khổng lồ Internet Trung Quốc, từ Alibaba cho tới Tencent, “bốc hơi” gần 260 tỷ USD vốn hóa trong 2 phiên bán tháo dữ dội, khi quy định mới của Trung Quốc về chống độc quyền tung cú đấm mạnh vào lĩnh vực này.

Nhóm cổ phiếu công nghệ giảm phiên thứ hai liên tiếp sau khi Bắc Kinh tung ra quy định để kìm hãm sức ảnh hưởng của những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Internet, như JD.com, Meituan và Xiaomi. Nhóm công nghệ thuộc Hang Seng sụt 5.6% trong phiên 11/11, nâng tổng mức giảm trong 2 ngày lên 10% (tính tới lúc 13h ngày 11/11). Cổ phiếu của các công ty Internet kể trên giảm ít nhất 8% trong 2 phiên qua.

KHÓA HỌC ONLINE

Phân tích Kỹ thuật Ứng dụng

💡 Khai giảng: 23/11/2020

💡 Ưu đãi: 50% ++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Trung Quốc đã phát hành quy định nhằm kiềm chế độc quyền dựa trên internet, đánh dấu sự thay đổi đáng kể từ phương pháp không can thiệp của Trung Quốc. Sắc lệnh mơ hồ có hiệu lực một tuần sau cú sốc đình chỉ đợt IPO trị giá 35 tỷ USD của Ant Group, qua đó cản trở tham vọng thống trị lĩnh vực tài chính trực tuyến của người sáng lập Jack Ma. Quy định này cũng được đưa ra vào đêm trước Ngày Độc thân – một sự kiện mà Jack Ma đã tạo ra cách đây một thập kỷ và phát triển thành sự kiện mua sắm hàng năm lớn nhất quốc gia.

“Các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc sẽ phải xem xét lại mô hình kinh doanh”, Zhan Hao, Đối tác quản lý tại Anjie Law Firm ở Bắc Kinh, cho hay. “Triết lý của các công ty Internet là kẻ chiến thắng có tất cả, và nhất là đối với những công ty vận hành nền tảng Internet, họ thu hút lượng người dùng và xây dựng hệ sinh thái tựa tựa nhau”.

Chính quyền Tập Cận Bình ngày càng muốn kìm hãm sức ảnh hưởng của các tập đoàn tư nhân – vốn đã trở thành trụ cột chính thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Bất chấp các cuộc kiểm soát từ Chính phủ, những công ty như Alibaba và Tencent phần lớn được tự do mua lại và đầu tư vào các doanh nghiệp mới, trở thành những tổ chức hậu thuẫn quan trọng cho các công ty khởi nghiệp nổi bật, đồng thời xây dựng các đế chế rộng lớn có hoạt động trải dài thương mại điện tử, tài chính kỹ thuật số , mạng xã hội và giải trí.

"Tôi thực sự giật nảy người khi lần đầu đọc những hướng dẫn chống độc quyền này”, John Dong, Luật sư về lĩnh vực chứng khoán tại Joint-Win Partners ở Thượng Hải, cho hay.

Cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc đang trong quá trình thu nhận ý kiến đóng góp về các quy định mới. Đề xuất này nhằm thiết lập một khuôn khổ để kìm hãm hành vi chống cạnh tranh như thông đồng chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của khách hàng, liên minh để đào thải những đối thủ nhỏ hơn và trợ cấp để bán giá thấp hơn giá hòa vốn để loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Các gã khổng lồ công nghệ đã mở rộng phạm vi tiếp cận tới nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính và y tế - vốn rất quan trọng đến nền kinh tế và thực sự khiến nhà điều hành lo ngại”, Shen Meng, Giám đốc ngân hàng đầu tư Chanson & Co ở Bắc Kinh, nhận định. “Động thái này có thể làm nản lòng các công ty công nghệ muốn niêm yết lên thị trường chứng khoán trong ngắn hạn vì những công ty nằm trong diện bị tác động bởi quy định mới cần thêm thời gian để điều chỉnh hoạt động kinh doanh”.

Đề xuất về quy định diễn ra vào thời điểm khá khó khăn của nhóm cổ phiếu công nghệ - vốn đang chịu áp lực chuyển dịch dòng vốn của nhà đầu tư trên toàn cầu.

“Việc thắt chặt quy định của Bắc Kinh, bao gồm luật chống độc quyền, là đòn giáng nặng nề đến các gã khổng lồ công nghệ”, Daniel So, Chiến lược gia tại CMB International Securities, cho hay. “Đây là cú đấm bồi cho chứng khoán công nghệ, khi nhà đầu tư chuyển khỏi lĩnh vực công nghệ và sang các cổ phiếu thuộc nền kinh tế xưa cũ vì cú huých từ vắc-xin”, ông cho biết.

Alibaba và Meituan đã định hình đáng kể cuộc sống hàng ngày của người dân ở Trung Quốc trong thập kỷ qua - ước tính khoảng 400 triệu người ở quốc gia này hiện đặt hàng thức ăn giao từ điện thoại thông minh của họ và 855 triệu mua sắm trực tuyến, theo Daxue Consulting và McKinsey & Co.

Gong Zhenhua, một đối tác của Công ty Luật Shanghai Ronghe, cho biết: “Các quy tắc dự thảo có vẻ khắc nghiệt vì một số thực tiễn được coi là độc quyền, chẳng hạn như các thỏa thuận độc quyền ngăn cản các nhà cung cấp bán hàng trên các nền tảng đối thủ. Mặc dù cơ quan quản lý không công bố chi tiết về các hình phạt đối với các hành vi sai trái, nhưng có thể mong đợi rằng những người chơi không tuân thủ các quy tắc dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý sẽ phải trả giá đắt cho các hành vi này.”

Wang Xuliang, chủ một nhà hàng ở Thượng Hải sử dụng một số nền tảng dịch vụ giao đồ ăn để phục vụ những khách hàng không muốn ăn tối, cho biết các quy định mới có thể có lợi cho các cửa hàng nhỏ như của anh ấy vì họ không có quyền mặc cả về phí do các gã khổng lồ internet tính hiện nay.

Anh cho biết: “Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp của chúng tôi rất mỏng và chúng tôi muốn các nền tảng giảm phí để giúp chúng tôi tăng cường lợi nhuận một chút. Nhưng về cơ bản, chúng tôi cần các nền tảng để thúc đẩy kinh doanh. Chúng tôi chỉ hy vọng rằng họ có thể hy sinh một số lợi nhuận để hỗ trợ chúng tôi.”

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI