Bức tranh kinh doanh quý 3: Nỗ lực cải thiện

Bức tranh kinh doanh quý 3: Nỗ lực cải thiện

Các doanh nghiệp dường như đã bắt đầu trở lại “guồng quay” sau những đòn giáng nặng nề từ cơn đại dịch Covid-19. So với 2 quý đầu năm, tình hình kinh doanh trong quý 3 đã có chút dấu hiệu khởi sắc.

Theo dữ liệu của Vietstock, tính đến ngày 31/10/2020 có 568 doanh nghiệp niêm yết (chưa bao gồm ngân hàng và bảo hiểm) đã công bố BCTC quý 3/2020 với 501 doanh nghiệp có lãi và 67 doanh nghiệp lỗ. Trong đó, 201 doanh nghiệp báo lãi giảm, 42 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ, 13 doanh nghiệp tăng lỗ, 270 doanh nghiệp tăng lãi, 12 doanh nghiệp giảm lỗ và 30 doanh nghiệp có lỗ chuyển lãi.

Theo đó, tổng doanh thu và lợi nhuận của 568 doanh nghiệp trên đạt hơn 419,366 tỷ đồng (tăng 5% so với cùng kỳ) và 35,342 tỷ đồng (tăng nhẹ không đáng kể).

Doanh nghiệp gồng mình đi lên. Thiết kế: Tuấn Trần

7 doanh nghiệp lãi trên ngàn tỷ

Trong quý 3, có 7 doanh nghiệp ghi nhận lãi trên ngàn tỷ. Trong đó, ông lớn Vinhomes (HOSEVHM) báo lãi hơn 6,058 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, doanh thu nhảy vọt lên mức 26,483 tỷ đồng, tăng 143%.

Cho giai đoạn 9 tháng đầu năm, VHM đã đem về hơn 49,378 tỷ đồng doanh thu và gần 16,337 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 31% và 7% so cùng kỳ. Qua đó, ông lớn bất động sản đã thực hiện 51% kế hoạch doanh thu và 56% kế hoạch lợi nhuận (LNST).

Top các doanh nghiệp có lãi trên ngàn tỷ. Đvt: Tỷ đồng

Cùng ngành, Tập đoàn Novaland (HOSENVL) cũng ghi nhận lãi ở mức 2,131 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ nhưng chủ yếu nhờ hoạt động tài chính tăng mạnh lên hơn 2,391 tỷ đồng (gấp 6.6 lần cùng kỳ). Theo giải trình của NVL, nguyên nhân là do lãi từ đánh giá lại khoản đầu tư khi hợp nhất kinh doanh từng giai đoạn tăng.

Đại diện cho ngành thép, Tập đoàn Hòa Phát (HOSEHPG) báo lãi cao nhất lịch sử, đạt 3,785 tỷ đồng trong quý 3. Lũy kế 9 tháng đầu 2020, HPG đạt doanh thu 65,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lên tới 8,845 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ 2019. Mức lợi nhuận sau thuế 9 tháng của hãng thép này đã bằng 98% kế hoạch cả năm nay.

Kết quả kinh doanh của HPG qua các quý trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Đợt bùng phát Covid-19 thứ 2 vào cuối tháng 7 đã có tác động đến hoạt động bán hàng của Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), song, tình hình đã được cải thiện trong tháng 9. Phần lớn các ngành hàng chủ lực đều ghi nhận tăng trưởng so cùng kỳ.

Cụ thể, ông lớn ngành sữa đã đem về 15,563 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 9%) và lãi ròng 3,077 tỷ đồng (tăng 14% so cùng kỳ). Cho giai đoạn 9 tháng đầu năm 2020, Công ty có doanh thu thuần 45,211 tỷ đồng và lãi ròng 8,914 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 6% so cùng kỳ. Như vậy bình quân mỗi tháng, VNM thu lãi về khoảng 1,000 tỷ đồng.

Lãi tăng phi mã

Dẫn đầu trong top doanh nghiệp báo lãi “bứt phá” là Cao su Thống Nhất (HOSETNC) dù con số lãi ròng chỉ 2.4 tỷ đồng (cùng kỳ con số này chỉ ở mức 23.7 triệu đồng). Theo TNC, lợi nhuận quý 3 tăng nhờ sản lượng tiêu thụ cao su và doanh thu hoạt động tài chính tăng.

Top 20 doanh nghiệp có lãi ròng tăng mạnh nhất quý 3/2020
Nguồn: VietstockFinance

Hay như Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) đem về gần 2,550 tỷ đồng doanh thu thuần và 387 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 41% và gấp 20 lần cùng kỳ.

Top 20 doanh nghiệp có lỗ chuyển lãi trong quý 3/2020
Nguồn: VietstockFinance

Sau giai đoạn điều kiện thủy văn kém tích cực đầu năm 2020, tình hình kinh doanh của Thủy điện Miền Trung (HOSE: CHP) bắt đầu chuyển biến trong quý 3 năm nay với lãi ròng quý 3/2020 đạt gần 59 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước phải chịu lỗ. Đây cũng là kết quả lợi nhuận quý 3 tốt nhất của doanh nghiệp kể từ năm 2017.

Nhờ sản lượng điện thương phẩm của cả 2 nhà máy Thủy điện A Lưới (170 MW) và Điện mặt trời Cư Jút (50 MW) đều tăng mạnh đã giúp cho doanh thu của CHP tăng 63% so với cùng kỳ, đạt xấp xỉ 188 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp cũng ghi nhận lãi giảm như Xây dựng Hạ tầng CII (HOSE: CEE), Thép Việt Ý (HOSE: VIS), Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt (HNXTVC), Tập đoàn Yeah1 (HOSEYEG)…

Vòng xoáy thua lỗ… chưa hồi kết

Là doanh nghiệp dường như hứng chịu nặng nhất những đòn giáng từ đại dịch Covid-19, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam AirlinesHOSEHVN) tiếp tục lỗ thêm 3,912 tỷ đồng trong quý 3/2020, đánh dấu 3 quý lỗ nặng liên tiếp. Lũy kế 9 tháng, HVN ghi nhận doanh thu thuần ở mức 32,411 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ và lỗ gần 10,472 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của HVN qua các quý trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Chưa hết, HVN đang đối mặt với áp lực về thanh khoản. Cụ thể, tiền gửi ngắn hạn giảm mạnh từ 3,579 tỷ về 656 tỷ đồng, khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hiện ở mức 11,684 tỷ đồng, gần gấp đôi so với đầu năm. Ngoài ra, trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh của hãng bay quốc gia hiện đang âm gần 6,270 tỷ đồng, trong khi năm trước dương gần 7,874 tỷ đồng.

Cùng cảnh ngộ, Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) ‘ôm’ lỗ 187 tỷ đồng trong quý 3. Tại thời điểm cuối tháng 9, nợ phải trả của HAG hơn 26,346 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ vay ngắn hạn gần 11,299 tỷ đồng, tăng 40% và nợ vay dài hạn hơn 15,047 tỷ đồng, tăng 10% so với mức đầu năm.

Tiếp tục một quý ảm đạm, Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) “chở” lỗ hơn 56 tỷ đồng trong quý 3/2020, gấp 7 lần con số mà đại diện VNS đưa ra ước tính trước đó. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VNS ghi nhận doanh thu thuần giảm 52% so với cùng kỳ, xuống còn 744 tỷ đồng và lỗ ròng 182 tỷ đồng. Đáng chú ý, số lượng nhân viên tại ngày 30/09/2020 là 4,483 trong khi đầu năm ghi nhận 5,790 nhân viên. Như vậy, chỉ trong 3 quý đầu năm, VNS đã cắt giảm 1,307 nhân viên.

Trường hợp của Khách sạn và Dịch vụ OCH (HNX: OCH) không khỏi khiến nhà đầu tư bất ngờ khi báo lỗ trong quý 3/2020. Kể từ năm 2010, OCH luôn duy trì lợi nhuận tốt trong quý 3 nhờ có mảng bánh mang lại doanh thu chính trong mùa cao điểm Trung thu (thương hiệu bánh Givral).

Top 20 doanh nghiệp có lãi chuyển lỗ trong quý 3/2020
Nguồn: VietstockFinance

Chịu tác động kép từ dịch Covid-19 và chiến tranh thương mại Mỹ Trung khiến doanh thu của ngành dệt may nói chung và ngành sợi nói riêng dường như chưa có sự đột phá. Một “đứa con” trong ngành dệt may là Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HOSE: FTM) phải ngậm ngùi báo lỗ 49 tỷ đồng trong quý 3 do kinh doanh dưới giá vốn và doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Từ đó nâng tổng lỗ 9 tháng đầu năm của FTM lên 150 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp tăng lỗ trong quý 3/2020
Nguồn: VietstockFinance

May mắn hơn những doanh nghiệp trên khi Đầu tư và Xây dựng Vina2 (HNX: VC2) vẫn còn ghi nhận lợi nhuận trong quý 3 này. Tuy nhiên, con số lãi chỉ ở mức 294 triệu đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 18 tỷ đồng.

Hay như Đầu tư Khai Khoáng và Quản lý Tài sản FLC (HOSEGAB) cũng ghi nhận “lãi còi” trong quý 3, chỉ thu về 233 triệu đồng, giảm 96% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lãi thấp nhất kể từ năm 2018.

Top 20 doanh nghiệp giảm lãi trong quý 3/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Trong quý 3/2020, giá vốn gấp 5.5 lần cùng với chi phí bán hàng gấp 17.5 lần cùng kỳ năm trước là nguyên nhân chính khiến lãi ròng của Đầu tư LDG (HOSELDG) giảm 93%, còn hơn 10 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, LDG lãi ròng gần 13 tỷ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch đề ra trong năm 2020, LDG mới chỉ thực hiện được 56% chỉ tiêu doanh thu thuần và 2% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

Kết quả kinh doanh của LDG qua các năm trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Ngoài ra, còn rất nhiều doanh nghiệp ghi nhận lãi giảm như Đầu tư Phát triển Thực phẩm Hồng Hà (HOSE: HSL), Việt Tiên Sơn Địa ốc (HNX: AAV), Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HOSENVT)…

Tiên Tiên

FILI