BIDV: Lãi trước thuế 9 tháng đi ngang, nợ xấu tăng 16%

BIDV: Lãi trước thuế 9 tháng đi ngang, nợ xấu tăng 16%

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2020 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID), dù đã giảm trích lập dự phòng rủi ro so với cùng kỳ, lãi trước và sau thuế của Ngân hàng vẫn đi ngang, ghi nhận gần 7,062 tỷ đồng và gần 5,667 tỷ đồng.

Tính riêng trong quý 3, thu nhập lãi thuần của BIDV chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt hơn 9,144 tỷ đồng.

Các hoạt động ngoài lãi lại đem về kết quả không đồng nhất. Lãi thuần từ dịch vụ tăng 30% và lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 28% so với cùng kỳ thì lãi từ mua bán chứng khoán giảm 67%, lãi từ hoạt động khác giảm 17%.

Đáng chú ý, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư báo lãi gần 340 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lỗ.

Kỳ này, trích lập dự phòng rủi ro của BIDV xấp xỉ cùng kỳ, do đó, dù lợi nhuận thuần chỉ tăng 5%, lợi nhuận trước và sau thuế vẫn báo lãi tăng lần lượt 17% và 16% so với cùng kỳ, ghi nhận 2,703 tỷ đồng và 2,174 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, dù đã giảm trích lập dự phòng rủi ro 2% so với cùng kỳ, lãi trước và sau thuế của Ngân hàng vẫn đi ngang, ghi nhận gần 7,062 tỷ đồng và gần 5,667 tỷ đồng.

Như vậy, BIDV đã thực hiện được 56% so với kế hoạch 12,500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 sau 9 tháng.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3/2020 của BIDV. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 của BIDV

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của BIDV giảm nhẹ 1% so với đầu năm, còn gần 1.5 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 70% (40,335 tỷ đồng), tiền vàng gửi và cho vay tại TCTD khác gấp 2 lần (116,003 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng nhẹ 3% (gần 1.15 triệu tỷ đồng)…

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng cũng tăng 3% so với đầu năm (gần 1.15 triệu tỷ đồng), các khoản nợ Chính phủ và NHNN giảm mạnh 80% (22,468 tỷ đồng)….

Một số chỉ tiêu tài chính của BIDV tính đến 30/09/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 của BIDV

Trong kỳ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV âm hơn 47,648 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 29,827 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng giảm các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác, giảm cho vay khách hàng, giảm nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản tín dụng, chứng khoán…

Chất lượng nợ vay tại ngày 30/09/2020 của BIDV. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 của BIDV

Tổng nợ xấu của BIDV tính đến ngày 30/09/2020 tăng 16% so với đầu năm, ghi nhận 22,526 tỷ đồng. Trong đó nợ nghi ngờ tăng 15% và nợ có khả năng mất vốn tăng 16%, trong khi nợ dưới tiêu chuẩn giảm 15%. Kết quả kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1.75% đầu năm lên 1.97%.

Hàn Đông

FILI