Nhịp đập Thị trường 02/07: Tưởng chừng quay lại với quỹ đạo chung

Nhịp đập Thị trường 02/07: Tưởng chừng quay lại với quỹ đạo chung

Tưởng như sàn chứng Việt Nam lại trở về với quỹ đạo chung của chứng khoán thế giới trong phiên chiều nay, khi VN-Index bắt đầu hồi nhanh sau khi giao dịch chừng 30 phút. Chính xác hơn thì phải nói phái sinh “chạy” trước, khi giá hợp đồng tương lai 1 tháng tăng sớm hơn chỉ số VN30 một chút. Dù vậy, nếu nhìn qua các sàn châu Âu và future Mỹ thì thấy rõ chỉ số chứng khoán đều xanh, và 2 chỉ số future Mỹ thậm chí còn tăng mạnh hơn so với phiên sáng, cho nên sự phục hồi của VN-Index là điều dễ hiểu. Tuy nhiên bất ngờ lại xảy ra vào những phút cuối trước ATC, khi đó VN-Index vừa vượt lên trên tham chiếu thì lại bất ngờ quay đầu giảm cho đến hết ATC.

Diễn biến của VN30-Index tương tự VN-Index, cho thấy Large Cap trong nhóm này đã kéo chỉ số chính như thế nào, nhất là MSNSAB. Trong nhóm Vn30 này, rõ ràng MSNSAB chứ không phải CTD, mới là 2 mã gây chú ý nhất nhóm khi bất ngờ tăng hơn 2%, rồi sau đó MSN tăng giá lên 3.1% vào cuối phiên. CTD vẫn cứng trần ở sát 80,000 đ/cp. Tuy vậy, VHM lại không giữ được đà tăng mà lui về tham chiếu. Tổng thể nhóm VN30 vẫn có đến 18 mã giảm, so với chỉ 10 mã tăng giá.

Nhóm ngân hàng dù góp nhiều cái tên trong VN30, nhưng lại không tham gia chạy cùng chỉ số chiều nay. Nhìn chung nhóm này vẫn giảm giá là chính, bao gồm cả VCB, BID, VPB, ACB…, trong đó VCB, BID, VPBCTG hồi nhẹ.

Chỉ số chính sàn upcom vẫn ngụp dưới tham chiếu và không “ăn theo” đà hồi phục từ VN-Index. Điều khó hiểu là chỉ số vẫn giảm dưới tham chiếu 1 cách bền bỉ, dù số mã tăng giá ở đây tăng lên 101 mã, trong đó trần 15 mã, tốt hơn so với phiên sáng. Hơn nữa, có rất nhiều largecap ở đây tăng giá như BCM, BSR, SNZ, VGI, VEA, VTP, VIB, MML, OIL, MSR… chỉ có 53 mã giảm giá, trong đó nếu xét theo largecap thì chỉ có FOX. Vậy UPCoM-Index giảm là do những cổ phiếu nào?

VRG chiều nay kéo mức tăng lên tới 13.3%, đồng thời IDC cũng kéo tăng gần 8.5%, đây là 2 mã gây chú ý lớn nhất trong nhóm BĐS công nghiệp, bên cạnh SNZ vốn đã tăng hơn 5% ngay từ phiên sáng. Nhìn chung nhóm này có thể được coi là nhóm tích cực nhất 3 sàn chứng khoán hôm nay, khi đa số có được sắc xanh, trừ số ít đỏ như KBC hay SZC.

Thông tin thoái vốn nhà nước tại SAB có lẽ là nguyên nhân giúp kéo giá cổ phiếu này chiều nay. Một điều khá thú vị là trước tháng 6 vừa qua, giá cổ phiếu SAB đã kịp hồi về sát vùng giá của giai đoạn trước khi doanh nghiệp được “sang tên” qua chủ mới là Thaibev. Tuy nhiên cổ phiếu này đã giảm liên tục trong tháng 6 và mới chỉ hồi lại được 2 phiên, tính cả hôm nay. Như vậy liệu SAB sẽ tạo cơn sóng mới nhằm giúp SCIC bán phần sở hữu còn lại tại SAB với giá cao như lần trước?

Với nhịp tăng của chỉ số, không ít cổ phiếu hot nhưng bị điều chỉnh trong thời gian gần đây cũng được kéo tăng mạnh trở lại, ví dụ như HBC, ITA, KSB… Tuy nhiên bất ngờ ở những phút cuối khiến giá những cổ phiếu trên lùi trở xuống. Có lẽ những người đua giá cao những mã này chắc đang lo “bị gài” chăng?

Không có hồi phục chữ W sáng nay

Không có chữ W, không có tăng điểm trong nửa cuối phiên sáng nay. VN-Index tạm thời nghỉ trưa ở 839,5 điểm, giảm nhẹ gần 4 điểm so với hôm qua. Mức giảm này nhìn chung vẫn trái ngược với các sàn châu Á khác sáng nay.

Số mã giảm giá trong VN30 gấp 2 số tăng giá, tình hình có vẻ giữ nguyên trong nửa cuối phiên sáng. CTD vẫn tăng trần dù có công ty chứng khoán lớn dự báo cổ phiếu này sẽ bị loại khỏi nhóm VN30 trong kỳ review của HOSE (thực hiện trong tháng này), lệnh bán ra hầu hết cõ nhỏ, hiếm lắm mới xuất hiện 1 vài lệnh bán khối lượng trên 10.000 cp, nhưng khối lượng dư mua vẫn bám quanh con số 100.000 cp. VHM được kéo lên sau 11g, và đến lúc này đã chuyển sang sắc xanh, tuy nhiên VICVRE thì không có dao động gì đáng kể. Ở chiều bán, EIB không còn là mã giảm giá mạnh nhất, thay vào đó là VREVCB, đại gia ngân hàng này không ngờ lại giảm mạnh hơn so với đầu phiên.

Nhóm ngân hàng giờ đây tràn đầy sắc đỏ, khi chỉ còn 3 mã tăng gái là HDB, KLBVIB. Mức giảm giá nhìn chung trong phạm vi 1-2%, đáng chú ý là VCB giảm gần 1,5%, có lẽ đà giảm ở cổ phiếu này đã tác động lên những mã ngân hàng khác.

HNX-Index đang dao động sát tham chiếu, 1 phần chịu tác động từ VN-Index, nhưng mặt khác chỉ số này trụ được có lẽ nhờ 10 mã tăng trần trong 48 mã tăng, và 1 số largecap khác có diễn biến tích cực như IDC, PHP, PLCTVC đã tăng 6%, sau khi tăng trần gần 10% chiều qua. Cổ phiếu này coi như chấm dứt đà rơi như thác suốt tháng 6, từ mức giá trên 34 ngàn đồng/cp về hiện tại 10,600 đồng.

UPCoM-Index tiếp tục gây khó hiểu khi giảm dần đều suốt nửa sau phiên sáng, về 55,86 điểm, trong khi số mã tăng giá gấp hơn 2 lần số giảm giá, trong đó có rất nhiều tên tuổi lớn như CTR, VGI, VEA, HND, MSR, MML, SNZ… 2 cổ phiếu nhà Viettel là CTRVGI giữ nguyên đà tăng khá dù có tin Viettel sẽ thoái vốn trong năm nay.

BĐS công nghiệp vẫn là nhóm ngành sáng nhất khi có khá nhiều mã tăng giá, từ SNZ giữ nguyên đà tăng mạnh trên 5%, hay VRG (được đẩy lên từ giữa phiên sáng và duy trì mức tăng tới 9,5% đến lúc này) đến IDC, ITA, LHG, NTCITA có lúc lên sát 5.000 đồng như rồi giảm về 4.750 đồng, dù sa vẫn ở trên tham chiếu. KBC ngược lại đã đổi sang màu đỏ.

DBC báo lãi 744 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, vượt 63% kế hoạch cả năm, điều này vốn không bất ngờ, cho nên dù đầu phiên sáng cổ phiếu này tăng đến 48,400 đồng nhưng hàng bán vẫn tung ra và giờ lùi 1 chút về 48,000 đồng. Tổng lượng khớp ở đây đã vượt cả ngày hôm qua, thêm khối ngoại bán ròng gần 200,000 cp.

TCM vừa báo lãi quý 2 tăng 46% nhưng giá cổ phiếu này sáng nay vẫn giảm nhẹ 100 đồng. Thực tế TCM cũng từng leo lên bên trên tham chiếu 100 gần trưa, nhưng chỉ mấy phút cuối lại giảm xuống.

10h45: Large Cap đang rơi

VN-Index đang muốn tạo hình chữ W, khi lên xuống 2 nhịp trong nửa đầu phiên sáng nay. Large Cap đang là trở lực kéo chỉ số xuống dưới tham chiếu, trong khi 2 nhóm Mid và Small Cap vẫn có rất nhiều mã tăng giá. Cho đến lúc này diễn biến của VN-Index tiếp tục ngược chiều với các chỉ số sàn châu Á.

Số cổ phiếu giảm giá trong nhóm VN30 đã tăng lên con số 21 mã, trong đó có không ít mã đổi màu như GAS, MWG, CTG, FPT… Tuy nhiên CTD vẫn cứng trần.

Sắc đỏ đang lan ra ngày càng lớn trên các nhóm ngành lớn như ngân hàng, BĐS dân dụng, dầu khí…

HNX-Index đang lùi về sát tham chiếu và có thể chọc thủng xuống dưới trong những phút tới. 2 đại gia ngân hàng ở sàn HNX đều giảm nhẹ, ngoài ra còn không ít mã có trọng số lớn khác giảm loanh quanh 1% như NTP, NVB, SHS, PVSCEO giảm 2.5% dù chiều qua tăng kịch kim. Đây có lẽ là trường hợp điển hình cho nhóm nhạy cảm với xu hướng thị trường, khi tăng mạnh giữa tháng 6 nhưng rồi giá lại giảm ngay về đúng mặt bằng cũ chỉ trong “vài nốt nhạc”.

Diễn biến của chỉ số UPCoM-Index đang tạo ra sự khó giải thích, khi giảm liên tục xuống dưới 56 điểm, trong khi rất nhiều Large Cap lớn nhất nhì sàn này lại tăng giá, như ACV, BSR, HND, LTG, SNZ, VEA, VGI… Tổng thể trên UPCoM cũng đang có đến 83 mã tăng giá (trong đó 9 tăng trần) so với chỉ 36 mã giảm giá (9 giảm sàn), nhưng chỉ số sàn này lại giảm không ngừng.

Nhóm dầu khí đang đuối dần so với đầu phiên, khi GAS, PVS, PVT… đều chuyển sang đỏ.

Mở cửa: Khởi đầu bất thường

VN-Index mở cửa ở 845.66 điểm, cao hơn 2 điểm so với đóng cửa chiều qua, nhưng ngay sau đó chỉ số sụt giảm xuống dưới tham chiếu. VN30 tương tự. 2 chỉ số sàn HNX và UPCoM trước đó tăng nhẹ, nhưng cũng lùi về tham chiếu khi có kết quả từ sàn HOSE. Nhìn chung diễn biến đầu phiên sáng nay đi ngược với diễn biến các chỉ số chứng khoán châu Á, cũng như future Mỹ.

Tình trạng “đi ngược” của VN-Index sáng nay có lẽ chịu ảnh hưởng từ hôm qua. Chiều qua VN-Index tăng mạnh, đến cuối ngày lên đến hơn 2.2% cũng ngược với diễn biến của chứng khoán châu Âu và future Mỹ. Không có nguyên nhân hay tin tức vĩ mô nào khiến chỉ số lẫn chứng khoán Việt tăng mạnh chiều qua, cho nên đà tăng chưa thực sự bền vững.

Trong nhóm VN30, cán cân đang nghiêng nhẹ về nhóm tăng giá, với sự có mặt của MSN, SAB, MWG, GASCTD vẫn dư mua trần, nhưng phần nhiều liên quan đến câu chuyện hậu đại hội của doanh nghiệp. Ở chiều giảm, EIB đứng đầu nhưng chỉ giảm hơn 2%.

Bộ ba nhà Vin sau khi tăng mạnh chiều qua, góp phần thúc đẩy chỉ số thì sáng nay lại tạm ngưng vai trò của mình. VHM tăng nhẹ, nhưng VREVIC giảm.

Các đại gia ngân hàng mở cửa tăng nhẹ, nhưng sau đó lại về tham chiếu, thậm chí VCB giảm nhẹ. Nhìn chung nhóm ngân hàng đang phân hóa, các cổ phiếu nhỏ lại có diễn biến tốt hơn, đơn cử KLB tăng tới 6%, LPBVIB cũng tăng hơn 1% do yếu tố chuyển sàn.

Nhóm BĐS công nghiệp tiếp tục khởi sắc. ITA tăng gần 4% ngay ATO sau khi tăng trần chiều qua. Nhiều mã khác tăng tốt như SNZ, VRG, TLP, SIP

DGW đang có 3 phiên tăng trần liên tiếp, và giá cổ phiếu đã vượt 40 ngàn đồng, mức này được coi là giá thực hiện dự kiến khi doanh nghiệp sắp phát hành chứng quyền.

Hoàng Nam

FILI