Yếu tố nào giúp Việt Nam lọt vào 'mắt xanh' của làn sóng dịch chuyển đầu tư sau dịch?

Yếu tố nào giúp Việt Nam lọt vào 'mắt xanh' của làn sóng dịch chuyển đầu tư sau dịch?

Tại báo cáo mới nhất trong chuỗi bài về tác động của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam và những đề xuất mở cửa lại nền kinh tế, nhóm chuyên gia kinh tế VinaCapital đưa ra những yếu tố giúp Việt Nam trở thành điểm đến mới cho các nhà sản xuất trong quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dưới đây là những chia sẻ của ông Don Lam, Sáng lập viên – Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital.

Tạp chí Ecomomist cho biết doanh nghiệp nước ngoài sẽ lưu ý tới cách thức mà các quốc gia kiểm soát dịch bệnh như một yếu tố trong việc cân nhắc vị trí nhà máy sản xuất của họ trong tương lai.

Có thể thấy, không phải quốc gia nào cũng đủ sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp nước ngoài như Việt Nam.

Hiện nay, có gần 200 doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới, và hầu hết quốc gia được chọn đặt nhà máy sản xuất đều có chi phí đầu vào cho sản xuất như đất đai và lao động thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển.

Các nhà hoạch định chính sách của doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tiếp cận “hình phễu” để loại trừ các quốc gia không phù hợp cho việc mở rộng sản xuất của họ. Phương pháp này sẽ bao gồm các yếu tố như sau:

Yếu tố loại trừ đầu tiên là bất ổn về chính trị cơ sở hạ tầng kém phát triển. Các quốc gia không đáp ứng được ngưỡng tối thiểu về sự ổn định của 2 điều này sẽ bị loại trừ khỏi danh sách cần cân nhắc.

Tiếp theo là số lượng và chất lượng cũng như chi phí phải trả của lực lượng công nhân trong các nhà máy và đội ngũ quản lý cấp trung.

Và yếu tố cuối cùng là nguồn cung ứng điện năng ổn định.

Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng đồng thời tất cả yếu tố trên, nên luôn nằm trong danh sách các quốc gia được cân nhắc lựa chọn đặt nhà máy mới của doanh nghiệp nước ngoài.

Còn theo Bộ tiêu chí EPIC (Globla Supply Chain Readiness Index), gần đây đánh giá Việt Nam cao hơn Indonesia, Phillipines và Thái Lan, nhưng thấp hơn Malaysia. Việc đánh giá này không chú trọng vào mức lương thấp mà nhấn mạnh vào tầm quan trọng của quy mô và sức hấp dẫn của thị trường trong nước – theo đó Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn với tổng dân số gần 100 triệu người và sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu.

Những yếu tố và tiêu chuẩn trên vừa đề cập khiến Việt Nam trở thành điểm đến thu hút với nhiều doanh nghiệp quốc tế, ngay cả trước thời điểm đại dịch Covid-19.

Một ví dụ điển hình cho làn sóng đầu tư mới cho Việt Nam chính là Apple. Apple và một số nhà cung ứng đối tác như GoerTek và Foxconn đã có nhiều động thái trong vấn đề sản xuất nhiều hàng hóa hơn từ Việt Nam.

Năm 2015, báo Wall Street Jounal cho biết một số lãnh đạo của Apple đã đề nghị công ty dịch chuyển một phần việc sản xuất sang Việt Nam. Bài báo cũng cho rằng đề nghị này đã bị coi nhẹ, và điều này lý giải cho sự leo thang của của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã khiến Apple lập tức thay đổi chiến lược về cơ sở sản xuất.

Một số thông tin mới đây cho hay tai nghe Studio – một sản phẩm của Apple – sẽ được sản xuất đầu tiên tại Việt Nam, thay vì Trung Quốc.

Apple cũng bắt đầu tìm kiếm nhân sự cho  một số vị trí tại Việt Nam. Những động thái này cho thấy công ty đang bắt đâu khuyến khích các đối tác cung cấp linh kiện của mình phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Apple không phải công ty duy nhất đang mở rộng cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Trước đó, Samsung cũng đã dịch chuyển phần nhiều hàng sản xuất sang Việt Nam. Trong khi đó, Panasonic thông báo sẽ chuyển việc sản xuất một số đồ gia dụng từ Thái Lan sang Việt Nam.

Rõ ràng là sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào làn sóng chuyển đổi này để có thể khai thác tiềm năng của Việt Nam.

Hàn Đông ghi

FILI