ĐHĐCĐ Nhựa Bình Minh: 'Chưa có chính sách giảm giá và tăng chiết khấu để cạnh tranh với Hoa Sen'

Bài cập nhật

ĐHĐCĐ Nhựa Bình Minh: 'Chưa có chính sách giảm giá và tăng chiết khấu để cạnh tranh với Hoa Sen'

Đây là chia sẻ của Tổng Giám đốc BMP Nguyễn Hoàng Ngân tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 của CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) được tổ chức sáng ngày 24/06/2020.

Kết thúc Đại hội, tất cả tờ trình đều được thông qua.

Thảo luận:

Đánh giá sức cầu của thị trường nhựa trong ngắn hạn?

Ông Nguyễn Hoàng Ngân: Thị trường nhựa ban đầu được đánh giá lạc quan, nhưng sau quý 1 và dịch Covid-19, Công ty xây dựng kế hoạch tăng trưởng chỉ 5%. Nhìn chung sức cầu không lớn, khả năng thấp hơn 5% và Công ty sẽ cố gắng duy trì tỷ lệ tăng này.

Chính sách chiết khấu, công nợ cho đại lý?

Ông Nguyễn Hoàng Ngân: Kém cạnh tranh nhưng có lợi thế về chất lượng sản phẩm, chưa có dự kiến về chính sách chiết khấu, chưa thay đổi trong dài hạn, trong ngắn hạn sẽ có một số chính sách cụ thể.

Công ty đang mua bao nhiêu phần trăm nguyên liệu từ TPC Vina?

Ông Nguyễn Hoàng Ngân: Tỷ lệ từ 50-55% và không đổi qua các năm, có thể hơi khó để giảm giá cho BMP.

Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2020?

Ông Nguyễn Hoàng Ngân: Trong 5 tháng đầu năm, doanh thu đạt 1,883 tăng 8%, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 262 tỷ đồng và 209 tỷ đồng, cùng tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên liệu giảm, Công ty có được hưởng lợi?

Ông Nguyễn Hoàng Ngân: Giá nguyên liệu nhựa không chỉ phụ thuộc giá dầu mà còn phụ thuộc vào yếu tố cung cầu thế giới, thiên tai, dịch bệnh.

Trong 6 tháng đầu năm, giá dầu giảm, giá nguyên liệu nhựa giảm đột ngột nhưng đã tăng trở lại, Công ty tranh thủ giá thấp để mua thêm nguyên liệu trong thời gian ngắn, tích hợp được cho 6 tháng.

Có chính sách cạnh tranh với Hoa Sen?

Ông Nguyễn Hoàng Ngân: Chưa có bất kỳ chính sách giảm giá và tăng chiết khấu để cạnh tranh với Hoa Sen.

Lý do BMP vẫn tăng trưởng trong Covid-19?

Ông Nguyễn Hoàng Ngân: Do nhu cầu sản phẩm vẫn có, xây dựng vẫn diễn ra tương đối bình thường, tận dụng thời gian cách ly để sửa chữa. Công ty không nằm trong nhóm ảnh hưởng xấu từ thị trường, mà còn được hưởng lợi.

ĐHĐCĐ BMP thường niên năm 2020 tổ chức sáng ngày 24/04/2020

Ông Nguyễn Hoàng Ngân - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BMP chia sẻ đầu Đại hội về khó khăn chung của ngành, ngoài thách thức từ diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19, tình trạng thừa cung sẽ tiếp tục là nguyên nhân để các đối thủ cạnh tranh bằng chính sách duy trì mức chiết khấu cao, lợi nhuận thấp hoặc rất thấp để tồn tại. Minh chứng là những chiến dịch “khuyến mãi khủng” của các đối thủ lớn trong cả năm 2019 và tiếp tục trong đầu năm 2020.

* IR Awards 2020: 45 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc lọt vào vòng Bình chọn IR

Dự chi cổ tức 2020 tối thiểu 50%/lợi nhuận sau thuế

Năm 2020, BMP đặt kế hoạch sản lượng đạt 110,030 tấn và doanh thu đạt 4,560 tỷ đồng, cùng tăng 5% so thực hiện năm 2019. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 582 tỷ đồng, tăng 10% so với kết quả năm 2019. Qua đó, BMP trình cổ đông mức cổ tức 2020 tối thiểu 50% trên lợi nhuận sau thuế.

Về kế hoạch đầu tư năm 2020, BMP dự kiến tổng mức đầu tư là 195 tỷ đồng, giảm 17% so với kết quả năm 2019. Trong đó, thiết bị ưu tiên dự kiến chiếm 175 tỷ đồng, còn lại là thiệt bị chưa ưu tiên.

Năm 2019, BMP ghi nhận doanh thu đạt gần 4,343 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2018. Sản lượng tăng 11% so với năm 2018. Tuy nhiên, do thực hiện khoản trích lập dự phòng thôi việc cho người lao động (theo yêu cầu thống nhất của SCG đối với các công ty thành viên) tương đương 21 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế  năm 2019 cũng giảm tương ứng 1% so với năm 2018.

Với gần 423 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2019, BMP trình cổ đông chia cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 50% vốn điều lệ, tương đương hơn 409 tỷ đồng. Trong đó, BMP đã tạm ứng đợt 1 và đợt 2 tổng cộng 40% và dự kiến chi đợt 3 là 10%.

Ái Minh

FILI