Phần lớn công ty có thể mở rộng ra ngoài, chứ không rút khỏi Trung Quốc?

Phần lớn công ty có thể mở rộng ra ngoài, chứ không rút khỏi Trung Quốc?

Đối với nhiều doanh nghiệp, việc điều chỉnh chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có nghĩa là mở rộng ra bên ngoài Trung Quốc, chứ không nhất thiết là rời đi, một số chuyên viên phân tích cho biết.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 lần đầu xuất hiện ở thành phố Vũ Hán kể từ cuối năm 2019, các biện pháp phong tỏa hoạt động kinh doanh đã cho thấy tầm quan trọng của Trung Quốc trong chuỗi sản xuất hàng hóa toàn cầu, từ đồ chơi trẻ em cho tới dược phẩm.

“Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi công ty”, Gerry Mattios, Phó Chủ tịch tại Bain, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tuần trước. “Điều ưu tiên hàng đầu trong chương trình họp là ‘làm thế nào để xây dựng chuỗi cung ứng vững chắc?’”.

Một thành phần quan trọng trong chiến lược này là xây dựng tính linh hoạt – khả năng chuyển đổi nhanh chóng từ các nguồn sản xuất khác nhau nhằm đối phó với các thách thức trong tương lai, Mattios cho biết.

“Chúng tôi không cho các công ty đột ngột rút cạn sản xuất ra khỏi Trung Quốc”, ông nói. “Phần lớn công xuất sản xuất để xuất khẩu tại Trung Quốc có thể rút ra khỏi Trung Quốc, nhưng phần lớn hoạt động sản xuất cho tiêu thụ tại thị trường đông dân nhất thế giới vẫn sẽ ở lại Trung Quốc”.

Trung Quốc chiếm 35% sản lượng sản xuất toàn cầu, Viện Toàn cầu McKinsey chỉ ra trong báo báo năm 2019. Ngoài ra, Trung Quốc cũng trở thành thị trường lớn nhất cho thế giới về nhiều sản phẩm như xe hơi, hàng sang chảnh và điện thoại di động – chiếm khoảng 30% hoặc hơn lượng tiêu thụ của thế giới, báo cáo của McKinsey nói thêm.

Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 5.4 triệu người và gây ra ít nhất 345,000 ca tử vong, bao gồm hơn 4,600 người ở Trung Quốc. Đại dịch lần này gây gián đoạn dòng chảy hàng hóa toàn cầu, trong đó một số ngành công nghiệp vốn đã chuyển sản xuất ra các quốc gia khác vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và chi phí lao động rẻ hơn bên ngoài Trung Quốc.

Trong một nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19, hơn 50% khu vực ở Trung Quốc đã nới dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thêm ít nhất 1 tuần. Các khu vực này chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, theo dữ liệu từ Wind Information.

Từ góc nhìn kinh doanh, việc xây dựng chuỗi cung ứng vững chắc trong bối cảnh dịch bệnh cũng có nghĩa là thừa nhận một đại dịch khác có thể ở bất kỳ nơi nào khác, How Jit Lim, Giám đốc quản lý tại công ty tư vấn Alvarez & Marsal, cho hay. Ông Lim là chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng.

Ông chỉ ra rằng quyết định chuyển dịch sản xuất đòi hỏi việc hoạch định và cam kết cho dài hạn, đồng thời cần có thời gian, nhất là khi các doanh nghiệp cố gắng tiết kiệm chi phí khi họ phải vật lộn trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

“Trung Quốc vẫn là một giải pháp chuỗi cung ứng tổng thể rất hấp dẫn”, ông Lim cho biết. “Có rất ít quốc gia trên thế giới có gần như mọi yếu tố mà bạn cần để xây dựng một thứ gì đó. Sự trưởng thành của lực lượng lao động và kho nhân tài vẫn rất hấp dẫn ở Trung Quốc”.

Dù vậy, một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng là chính trị, ông Lim cho biết.

Bắc Kinh cố níu giữ các công ty

Ngay khi một số quốc gia đang gây áp lực để các công ty rời Trung Quốc và trở lại quê nhà, thì Bắc Kinh đang tung ra lý do để níu giữ các công ty ở lại.

Trong cuộc họp báo tháng này, các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh đến tính hấp dẫn của thị trường cho đến hoạt động kinh doanh tại đây.

Trong 3 tháng đầu năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc thu hẹp 6.8%, trong đó kim ngạch xuất khẩu sụt 11.4% (xét bằng đồng Nhân dân tệ). Lĩnh vực sản xuất tạo ra 27.6% việc làm cho nền kinh tế trong năm 2018, tương đương hơn 214 triệu việc làm, theo dữ liệu chính thức.

Gần đây, nhà ngoại giao của Trung Quốc, ông Trương Nghiệp Toại cho biết các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa rời Trung Quốc. Ông nói thêm Mỹ và Trung Quốc nên cùng nhau hợp tác để tạo ra chuỗi cung ứng mở, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.

Hồi tháng 4/2020, xuất khẩu bất ngờ phục hồi hơn 8% (xét bằng Nhân dân tệ) khi các nhà máy vừa mở cửa gấp rút sản xuất để hoàn tất các đơn hàng, nhất là nguồn cung y tế.

Nền tảng thanh toán tài chính xuyên quốc gia Payoneer nhận thấy hoạt động kinh doanh bùng nổ trong tháng 3/2020, theo James Huang, Phó Chủ tịch tại Payoneer.

Ông Huang dự báo sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng sẽ khiến hoạt động mua hàng trực tuyến tăng trưởng mạnh.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI