VEA - Giá cổ phiếu giảm nhưng vẫn chưa hấp dẫn

VEA - Giá cổ phiếu giảm nhưng vẫn chưa hấp dẫn

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (UPCoM: VEA) có sự tăng trưởng về lợi nhuận khá ấn tượng trong những năm qua. Mặc dù giá cổ phiếu đã điều chỉnh khá nhiều nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn.

* Hội thảo chứng khoán trực tuyến ngày 18/04: Bóng tối trước bình minh

Nhu cầu hàng tiêu dùng không thiết yếu giảm mạnh

VEA liên doanh với cả 3 hãng xe lớn là Ford, Honda và Toyota. Các liên doanh này đều rất thành công. Toyota và Ford là hai hãng xe nổi bật nhất trong mảng xe ô tô cá nhân. Honda thì luôn dẫn đầu thị trường xe máy tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp như hiện nay và có thể diễn biến xấu hơn nữa, nhu cầu về hàng tiêu dùng không thiết yếu (consumer discretionary) sẽ giảm mạnh. Xem xét báo cáo tài chính hợp nhất của VEA, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy lợi nhuận của doanh nghiệp này chủ yếu đến từ các khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết chuyên kinh doanh các mặt hàng này. Điều này cũng góp phần lý giải cho sự lao dốc mạnh của VEA trong những tháng đầu năm 2020.

Nguồn: VietstockFinance

Mức độ cạnh tranh tăng cao

Nếu chỉ tính riêng quy mô đầu tư và công suất (dự kiến có thể lên đến 500,000 xe/năm), VinFast hoàn toàn có thể thay đổi cục diện ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam trong những năm tới. Người tiêu dùng cũng sẽ chú tâm hơn với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

HỘI THẢO TRỰC TUYẾN

BÓNG TỐI TRƯỚC BÌNH MINH

  • Thời gian: 8h30 ngày18/04
  • Phí tham gia: 200K

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Những năm gần đây Tập đoàn Trường Hải đã phát triển vượt bậc ở thị trường Việt Nam. Doanh số của các thương hiệu Kia, Mazda, Peugeot, Thaco Bus, Thaco Truck… đều khiến cho các ông lớn phải kiêng nể. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, sự vươn lên của Mitsubishi mới là đáng chú ý nhất.

Theo báo cáo của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), năm 2019 Mitsubishi bán 30,642 xe, tăng 198% so với năm 2018. Ở mảng xe phổ thông, xếp sau Mitsubishi là Suzuki tăng 71%, Ford tăng 31%, Honda tăng 22% và Toyota tăng 20%. Hãng xe Nhật trở thành cái tên tăng trưởng nhanh nhất thị trường.

Doanh số kỷ lục của Mitsubishi được đóng góp chủ yếu bởi Xpander. Chiếc MPV cỡ nhỏ bán 20,098 xe, chiếm tới 65.6% doanh số của hãng. Xpander cũng có một số tháng trở thành xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh cốt lõi kém hiệu quả

Hiệu quả kinh doanh có sự phân hóa theo các mảng hoạt động. Cụ thể, tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ sự đóng góp của hoạt động đầu tư vào hệ thống công ty liên kết, liên doanh trong khi mảng kinh doanh cốt lõi vẫn chưa thể cải thiện, thậm chí còn sụt giảm đáng kể.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2019 là 65 tỷ đồng, sụt giảm đến 89.22% so với năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của VEA đạt mức 7,280 tỷ đồng, tăng nhẹ 3.85% so với năm 2018.

Nguồn: VietstockFinance

Tài chính lành mạnh

Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu (DER - Debt to Equity Ratio) của VEA giảm dần đều trong những năm qua. Từ năm 2015 đến 2019, DER giảm nhanh từ mức 4.86% xuống còn 0.96%. Đây là minh chứng rõ ràng nhất để cho thấy VEA có tình hình tài chính khá lành mạnh.

Nguồn: VietstockFinance

Các chỉ số quan trọng như FFO/Debt, Debt/EBITDA… đều ở mức tối thiểu. Theo tiêu chuẩn đánh giá của Standard & Poor’s thì cổ phiếu VEA có thể được đánh giá ở mức từ AA đến AAA. Đây là mức đáng xem xét đầu tư (thuộc investment grade).

Nguồn: VietstockFinance

Giá cổ phiếu chưa thực sự hấp dẫn

Với tỷ trọng tương đương giữa các phương pháp (DDM, FCFE, FCFF), người viết tính được mức định giá hợp lý của VEA là 32,919 đồng. Như vậy, mức giá thị trường hiện nay có mức chênh lệch không quá lớn đối với kết quả định giá.

Việc mua vào cổ phiếu khi giá cổ phiếu rơi về dưới mức 26,500 (chiết khấu khoảng 20% so với mức định giá lý thuyết)

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI