Những nhân tố giúp VN-Index giành lại mốc 700

Những nhân tố giúp VN-Index giành lại mốc 700

Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại tuần giao dịch 30/03-03/04/2020 trong sắc xanh. Mặc dù thanh khoản chưa cải thiện, xong tâm lý lạc quan đã le lói xuất hiện vào các phiên cuối tuần. VIC, BIDVCB chính là các mã hỗ trợ VN-Index nhiều nhất tuần.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có một tuần giao dịch đầy cảm xúc. Mặc dù mở cửa với trạng thái “rơi tự do”, VN-Index vẫn kết tuần giao dịch trong sắc xanh nhẹ. Chỉ số thị trường tăng 0.82% lên mức 701.80 điểm. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt gần 206 triệu đơn vị/phiên, giảm 0.02% so với tuần trước.

Ngày 03/04/2020, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á-ADO 2020", cho biết tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự tính giảm mạnh trong năm 2020 xuống mức 4.8%. Con số này là do chịu tác động cú sốc ban đầu về nguồn cung, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát và tiếp theo là các tác động giảm mạnh về cầu hiện vẫn đang diễn ra tại các quốc gia là đối tác thương mại và đầu tư chính của Việt Nam.

Tuy nhiên theo dự báo của ADB, nền tảng của kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì nếu đại dịch được khống chế trong nửa đầu năm 2020 và sẽ phục hồi trở lại với mức tăng trưởng 6.8% trong năm 2021.

*ADB: Toàn cầu có thể thiệt hại 4.1 ngàn tỷ USD vì corona

*ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Đà tăng trưởng mạnh mẽ của các cổ phiếu Large Cap như VIC, BID, VCB, HPG là nhân tố chính tác động tích cực lên thị trường. Với mức tăng giá 5% và 4%, VICBID hỗ trợ chỉ số nhiều nhất trong tuần qua lần lượt với 4.3 và 1.6 điểm.

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu khác lại suy yếu như VHM, VPB, SAB. Trong đó VHM ghìm chân chỉ số với 2 điểm.

Các hợp đồng dầu thô tương lai tiếp tục tăng mạnh vào ngày thứ Sáu (03/04), với dầu WTI vọt gần 32% trong tuần qua. Điều này được thúc đẩy bởi hy vọng OPEC cùng với các đồng minh sẽ cắt giảm sản lượng và chấm dứt cuộc chiến giá dầu tàn khốc giữa Nga và Ả-rập Xê-út.

Nhóm dầu khí giao dịch khá sôi động, đặc biệt về các phiên cuối tuần. Ông lớn đầu ngành GAS tiếp tục thăng hoa khi bứt phá mạnh hơn 2%. Bên cạnh đó, đà tăng của các bluechip khác như PVS, PVC, PVT cũng lan tỏa tín hiệu tích cực lên toàn ngành.

Mặt khác, cổ phiếu nhóm thực phẩm - đồ uống giữ được vùng giá tốt và giao dịch lạc quan trong tuần qua. Cả hai ông lớn MSNVNM đồng thời có mặt trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng biến động không quá lạc quan. Dù bật tăng tốt và đóng vai trò là trụ chính cho thị trường trong một vài phiên giao dịch. Tổng kết tuần, hầu hết các cổ phiếu nhóm này có sự phân hóa. Trong khi VCB, BID, MBB, HDB tăng điểm tốt thì TCB, VPB, TPB, EIB lại đồng loạt giảm điểm.

Rổ VN30 tuần này chứng kiến 20 mã tăng và 10 giảm điểm. HPG, MSN, và VIC ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số. Về phía MSN, Công ty này vừa công bố kết quả phát hành 20 triệu trái phiếu đợt 2 (từ ngày 09-30/03/2020) chào bán hết cho 3 nhà đầu tư trong nước và 1 nhà đầu tư nước ngoài, thu về 2,000 tỷ đồng.

Trong khi đó, VPB, VHMEIB ghìm chân VN30-Index nhiều nhất với tổng cộng 6 điểm.

Tuần qua, HNX-Index đồng pha khi tăng 0.5% lên mức 97.84 điểm. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HNX đạt hơn 41 triệu đơn vị/phiên, giảm 14.73% so với tuần trước.

SHB, VCSPVI là những trụ đỡ chính với tổng cộng 1.3 điểm, trong khi ACB kéo chân chỉ số nhiều nhất với gần 0.5 điểm. Trước những diễn biến không khả quan của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, phía VCS đã đăng ký một đợt mua 4.8 triệu cp quỹ và sẽ được thực hiện ngay trong tháng 04/2020.

>>> Xem cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số

Duy Na

FILI