Nhịp đập Thị trường 08/04: Xanh nhẹ, song thanh khoản lại suy giảm

Nhịp đập Thị trường 08/04: Xanh nhẹ, song thanh khoản lại suy giảm

VN-Index kết phiên tăng 0.18%, đạt mức 748.02 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.5 điểm và đạt mức 103.93 điểm. Độ rộng thị trường khá cân bằng với 320 mã tăng và 319 mã giảm.

Gam màu của thị trường có phần tươi sáng hơn khi lực cầu được đẩy mạnh trở lại trên nhóm Large Cap, qua đó giúp sắc đỏ trên nhóm này được thu hẹp, đồng thời tạo sự đảo chiều trên hàng loạt các mã. Điều này giúp các chỉ số thị trường giành lại được tham chiếu và hiện sắc xanh, dù chỉ là sắc xanh nhẹ. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là thanh khoản của phiên hôm nay rất thấp khi sàn HOSE chỉ khớp gần 204 triệu đơn vị, giảm gần 30% so với phiên trước - một dấu hiệu của sự suy yếu ở lực cầu.

Rổ VN30 chỉ còn 16 mã giảm, 12 mã tăng và 2 mã đứng giá, với POWROS dẫn đầu khi hiện sắc tím và trong tình trạng trống bên bán. Tuy nhiên, khối ngoại lại đang “xả hàng” POW và mua ròng ROS. Theo sau bộ đôi này là VHM khi bứt phá tăng cận trần; BID, MSN, SSI, STB tiến hơn 1%.

Ở chiều ngược lại, VIC đi đầu khi mất hơn 3% giá trị và bị khối ngoại bán ròng. Các tín hiệu kỹ thuật ở mã cũng không mấy khả quan. Đi sau mã này gồm có VPB, EIB, HPG, MBB khi lùi hơn 1.5%,

Xét theo góc độ nhóm ngành thì ngoại trừ nhóm thủy sản ra (hàng loạt các mã như IDI, VHC, ANV, ACL, MPC bứt phá), đa phần các nhóm còn lại đều trong tình trạng phân hóa nhưng vài điểm nhấn vẫn được tìm thấy. Điển hình như ở nhóm dệt may có TNG tím, TCMSTK bật nhảy hơn 3%; DPM, DCM tăng kịch trần tại nhóm phân bón,….

Khối ngoại bán ròng hơn 170 tỷ đồng trên sàn HOSE và gần 39 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu POW, VIC, DMC trên sàn HOSE. SHB, SED, LAS, PVS là những mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX, với giá trị hơn 22 tỷ đồng tại SHB, hơn 5 tỷ đồng ở SED.

14h30: Giành lại tham chiếu

Sắc xanh xuất hiện trên hàng loạt Large Cap rổ VN30 đã giúp VN-Index lấy lại được sắc xanh, tuy chỉ là sắc xanh nhẹ.

Độ rộng thị trường tính tới 14h30 đã cân bằng hơn với 291 mã tăng và 324 mã giảm.

Rổ VN30 đã có 10 mã tăng, 17 mã giảm và 3 mã đứng giá, trong đó POW bất ngờ được kéo lên mức trần và đang trong tình trạng trống bên bán. Tuy nhiên, khối ngoại đã tranh thủ cơ hội này và xả tiếp hơn 2 triệu đơn vị mã này. Sắc xanh ở VHM cũng được đẩy lên và vượt 4%, theo sau là SAB, BID hơn 1%.

14h00: Sắc đỏ lại được thu hẹp

Sắc đỏ tại nhóm Large Cap tiếp tục được thu hẹp vào đầu phiên chiều giúp các chỉ số thị trường leo dốc trở lại, song chỉ với tốc độ vừa phải.

Độ rộng thị trường tính tới 14h đang nghiêng về bên bán với 211 mã tăng và 362 mã giảm.

Rổ VN30 vẫn ngập tràn sắc đỏ với 25 mã giảm, 5 mã tăng, trong đó VPB, BVH cùng PNJ đánh mất hơn 3% thị giá, HPG, EIB, VRE với VIC cũng đã sụt giảm hơn 2%. Ở phía sắc xanh, ROS vẫn giữ được sắc tím và khối lượng cổ phiếu đứng đầu trên sàn HOSE. Theo sau là VHMSAB tăng quanh hơn 2%, trong khi POW với STB thì tiến nhẹ trên tham chiếu.

Trái ngược với diễn biến khá ảm đạm của thị trường, nhóm cổ phiếu nhà FLC lại thể hiện một bộ mặt vô cùng tích cực. Cụ thể, ROS, AMD, HAI với KLF đều đang khoác sắc tím, điểm đặc biệt là khối ngoại đang mua ròng gần 200,000 cổ phiếu ROS. FLC cũng góp vui khi bật tăng hơn 3.5% trong khi GAB nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.

Sắc đỏ đang chiếm ưu thế trong nhóm cổ phiếu ngành bất động sản dân dụng. CEO sụt giảm 3%, theo sau đó là mức giảm hơn 2% của DIG, VIC, TDH. Ở chiều ngược lại, CCL đang là tâm điểm trong ngành này khi khoác sắc tím. Theo góc nhìn kỹ thuật, CCL đã cho tín hiệu trở lại của nhịp tăng với sự xuất hiện của tổ hợp nến Three Outside Up (phiên 03/04/2020). Vùng 5,600-5,800 dự kiến sẽ là kháng cự mạnh của mã. KDH cũng nhảy vọt gần 4% trong khi VHM bật tăng gần 3%.

Bức tranh của thị trường chứng quyền hiện tại không mấy khởi sắc. CVIC1902 lao dốc hơn 64%, theo sau đó là mức giảm hơn 30% của CHPG1907, CMBB1903, CVPB2004, CFPT1905... Ở phía ngược lại, CGMD1901 là chứng quyền có mức tăng 200% và cao nhất hiện tại, DPM khoác sắc tím trong phiên hôm nay cũng tác động tích cực đến CDPM2001, giúp cho chứng quyền này tăng 100%.

ABS từ ngày niêm yết lần đầu trên sàn HOSE thì vẫn luôn duy trì một màu tím và đang trong trạng thái mò đỉnh. TCH cũng là một mã tăng tăng trần ấn tượng với thanh khoản đột biến so với những phiên gần đây. Theo góc nhìn kỹ thuật, vùng quanh mốc 22,000 đồng là kháng cự gần nhất của mã.

Phiên sáng: Nhóm thủy sản 'lội ngược dòng'

VN-Index kết phiên sáng giảm 1.24%, đạt mức 737.45 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 1.61 điểm và đạt mức 101.82 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 195 mã tăng và 334 mã giảm.

Diễn biến phiên sáng của thị trường không mấy khả quan khi mở phiên rớt mạnh, sau đó thu hẹp sắc đỏ trong giai đoạn giữa phiên, song đã nhanh chóng rơi trở lại vào cuối phiên, với nhóm Large Cap vẫn là nhóm điều hướng chỉnh của thị trường.

Rổ VN30 vẫn ngập tràn sắc đỏ với 24 mã giảm, 4 mã tăng và 2 mã đứng giá, trong đó số mã mất hơn 2% đạt tới 14 mã, với BVH, MWG, HDB, EIB, VPB, PNJ dẫn đầu khi giảm hơn 3%. Ở chiều ngược lại, ROS vẫn giữ được sắc tím và đạt dư mua hơn 2 triệu đơn vị, theo sau là VHM  ở mức gần 3%, SABPOW thì tiến nhẹ trên tham chiếu. Động thái của khối ngoại cũng khá trái chiều khi mua ròng mạnh ROS, CTG, song lại bán ròng mạnh VRE, HPG, POW.

Bức tranh tại nhóm dầu khí đã có phần khả quan hơn khi chỉ còn PVC rớt mạnh 4%, trong khi sắc đỏ ở các mã khác đã được thu hẹp như BSR, OIL, PVS, GAS chỉ còn dưới 2%. PVD bất ngờ đảo chiều và hiện hơn 1%. Tuy nhiên, việc tham gia vào nhóm này khá rủi ro khi theo góc nhìn kỹ thuật, các mã đều đã tiến đến kháng cự trong quá khứ sau một nhịp tăng mạnh.

DPMDCM hiện là hai điểm nhấn chính tại nhóm phân bón khi hiện sắc tím và xanh cận trần, đồng thời đạt thanh khoản đột biến. Theo góc nhìn kỹ thuật thì cả hai đều cho tín hiệu tích cực, với DPM tạo phiên breakout đáng tin cậy khỏi kháng cự mạnh tại vùng 12,500-13,000, qua đó hàm ý nhịp tăng nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn.

Xét về góc độ nhóm ngành thì chỉ có nhóm thủy sản tạo ấn tượng khi lội ngược dòng, trong khi tình trạng chung các nhóm là chìm trong sắc đỏ.

Khối ngoại bán ròng hơn 70 tỷ đồng trên sàn HOSE và gần 22 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu POW, DMC, HPG, VIC trên sàn HOSE. SHB, TNG, DGC là những mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX, với giá trị hơn 17 tỷ đồng tại SHB.

10h30: Thu hẹp sắc đỏ

Lực cầu bất ngờ được đẩy mạnh tại nhóm Large Cap đã giúp sắc đỏ trên thị trường dần được thu hẹp.

Rổ VN30 vẫn bị sắc đỏ xâm chiếm với 25 mã giảm, 4 mã tăng và 1 mã đứng giá, tuy nhiên sắc đỏ ở các mã đã đa phần được thu hẹp khi biên độ giảm lớn nhất chỉ dưới 3% như ở BID, VIC, BVH, EIBVCB, NVL, STB, VRE là những gương mặt khả quan hơn khi lùi nhẹ dưới tham chiếu.

Ở chiều ngược lại, ROS bất ngờ được kéo lên trần và đạt thanh khoản lớn hơn 12 triệu cổ phiếu được khớp, đồng thời cũng được khối ngoại mua ròng mạnh. Theo góc nhìn kỹ thuật thì nhiều khả năng, một “game” mới đã xuất hiện trên ROS. VHM cũng là mã gây ấn tượng với sắc xanh hơn 3% và được khối ngoại mua ròng.

Tương tự như ROS, những mã còn lại thuộc nhóm cổ phiếu họ FLC cũng bứt phá với HAI, AMD tăng kịch trần trong tình trạng trống bên bán, trong khi ART, FLC tiến hơn 3%. Tuy nhiên, khối ngoại lại có động thái trái chiều tại nhóm này với việc mua ròng FLC, bán ròng AMDHAI.

Đi ngược với sắc đỏ chung của thị trường, nhóm thủy sản lại tràn ngập sắc xanh ấn tượng với VHC, ANVIDI bứt phá hơn 5%, nhẹ nhàng hơn thì có FMC, TS4 tiến hơn 1%.

Mở cửa: Áp lực chốt lời mạnh, thị trường giảm đầu phiên

Các Large Cap đều đang chịu áp lực chốt lời mạnh - một lý do khiến cho VN-Index giảm sâu sau phiên ATO.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên bán với 105 mã tăng và 247 mã giảm điểm. Rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ với 29 mã giảm, 1 mã tăng.

KHÓA HỌC ONLINE

Chứng khoán Cơ bản

  • Khai giảng: 15/4/2020
  • Ưu đãi 50% ++

Hotline: 0908 16 98 98

>>Đăng ký ngay

VHM, BID cùng VCB đang là những tác nhân chính mang lại sắc đỏ cho VN-Index. Ở chiều ngược lại, SAB, TCH với PGD là những mã có tác động tích cực nhưng không thể kìm hãm đà giảm sâu của chỉ số.

Sau phiên ATO, sắc đỏ đang tràn ngập trong ngành ngân hàng. Cụ thể, TPB lao dốc gần 6%, theo sau đó là mức giảm hơn 2% của BID, LPB, ACB, VPB,…. EIB lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Hòa chung với diễn biến của thị trường hiện tại, nhóm công nghệ thông tin đang thể hiện một bộ mặt khá tiêu cực. CTR sụt giảm mạnh 4%, FPTVGI cũng đánh mất hơn 2% thị giá. Ở chiều đối lập, DGW xuất hiện sắc xanh nhưng chỉ nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. 

Thông tin sụt giảm ở giá dầu thô đã tác động tiêu cực đến nhóm dầu khí. Có thể kể tên, PVSPVC đánh mất hơn 4% thị giá, BSR, POWGAS sụt giảm hơn 2%.

Lý Hỏa

FILI