Chuyện gì đang xảy ra tại Mekophar?

Chuyện gì đang xảy ra tại Mekophar?

Trước thềm Đại hội cổ đông của nhiệm kỳ mới, CTCP Hóa - Dược phẩm Mekophar (UPCoM: MKP) đặt kế hoạch kinh doanh giảm mạnh trong bối cảnh ngành dược hưởng lợi từ dịch bệnh. Trong khi nhà máy mới hoạt động chưa hiệu quả, công ty tiếp tục định hướng đầu tư mạnh vào giai đoạn 2 khiến nhà đầu tư đặt câu hỏi về năng lực của ban lãnh đạo và chất lượng quản trị của doanh nghiệp.

Kinh doanh thụt lùi

Thời điểm năm 2015, Mekophar đã từng là một doanh nghiệp có vị thế lớn trong ngành dược với hệ thống máy móc trang thiết bị sản xuất hiện đại cùng thương hiệu 30 năm. Bên cạnh sự hậu thuẫn của nhóm cổ đông đa dạng như Tổng Công ty Dược Việt Nam, cổ đông chiến lược Nipropharma, cổ đông là Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên (CBNV) hay nhóm cổ đông tài chính, Mekophar còn có mô hình kinh doanh lợi thế độc nhất ngành dược thời điểm đó với mảng ngân hàng tế bào gốc, Bệnh viện Đa khoa An Sinh.

Tuy vậy, lợi nhuận của Mekophar tụt dốc chưa có dấu hiệu dừng. Năm 2016, MKP đạt gần 120 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng đến năm 2019, con số chỉ còn 65 tỷ đồng. Năm 2019 cũng là năm đánh dấu lợi nhuận giảm liền 4 năm liên tục.

Trong khi đó, nhìn chung các doanh nghiệp dược cùng ngành đều có sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Như Imexpharm (IMP), lãi ròng tăng trưởng từ 101 tỷ đồng lên đến 162 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2019. Hay như Domesco, lợi nhuận sau thuế (LNST) tăng trưởng từ 169 tỷ đồng lên 233 tỷ đồng bằng cách tiết giảm mạnh chi phí quản lý và chi phí bán hàng.

Hơn nữa, mặc dù năm 2020 là năm bản lề khi nhà máy mới tiêu chuẩn Nhật Bản vận hành thương mại giúp nâng công suất sản xuất thuốc, nhưng việc MKP đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế thấp kỷ lục, ở mức 80 tỷ đồng, tương đương với kết quả thực hiện năm 2009 tiếp tục khiến nhà đầu tư thắc mắc?

Chi phí của Mekophar có tăng nhanh bất thường?

Một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của MKP giảm mạnh đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng nhanh đột biến, mặc dù doanh thu bán thuốc thành phẩm hầu như không tăng trưởng.

Từ năm 2016 đến 2019, chi phí bán hàng đã tăng 20 tỷ đồng (tăng 32%) trong khi chi phí quản lý tăng 35 tỷ đồng (tăng 37%). Trong đó, các chi phí tăng mạnh nhất là chi phí hoa hồng, chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng và chi phí dịch vụ mua ngoài.

Cần chú ý thêm, xu hướng này bắt đầu kể từ thời điểm Mekophar phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược Nipro Pharma vào tháng 10/2016 để đầu tư nhà máy mới tiêu chuẩn PIC/s Nhật Bản dự kiến sẽ sản xuất cuối năm 2018. Tổng giá trị đợt phát hành là 167 tỷ đồng. Nipro Pharma sẽ hỗ trợ Mekophar về mặt kĩ thuật cũng như cung cấp các sản phẩm nhượng quyền.

Tuy nhiên, đã gần 4 năm hợp tác với Nipro Pharma nhưng nhà máy mới của Mekophar vẫn chưa có doanh thu đáng kể. Thêm vào đó, nhà máy mới đã hoàn thành xây dựng tháng 12/2017 và chưa thể vận hành thương mại trong suốt năm 2018, nhưng tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, Hội đồng quản trị đã trình ĐHĐCĐ tăng mức đầu tư cho nhà máy thêm 200 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng để bổ sung máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất và kiểm tra chất lượng. Có thể nguồn vốn bổ sung cho nhà máy mới đến từ số tiền 153 tỷ đồng phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu đầu năm 2019.

Những lý do kể trên đã buộc nhà đầu tư hay cả CBNV của Mekophar đặt câu hỏi lớn vào minh bạch trong các chi phí đầu tư khi có đến 27% nhà đầu tư không thực hiện quyền mua cổ phiếu đợt phát hành đó. Bà Lê Thị Thúy Hằng, Kế toán trưởng cũng đã bán ra toàn bộ quyền mua của mình trong khi cổ đông chiến lược Nipro Pharma không thực hiện quyền mua.

PC

FILI