Nhịp đập Thị trường 06/01: Ngân hàng điều chỉnh mạnh, thị trường đi theo

Nhịp đập Thị trường 06/01: Ngân hàng điều chỉnh mạnh, thị trường đi theo

Chỉ số VN-Index kết phiên giảm 0.97% và đạt 955.79 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 1.13% và đạt 101.23 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 199 mã tăng và 371 mã giảm.

Càng về cuối phiên, lực cung giá thấp lại càng được đẩy ra mạnh mẽ khiến VN-Index “rơi không lối thoát” và kết phiên mất hơn 9 điểm. Thanh khoản phiên hôm nay không mấy cải thiện so với phiên trước, song là một điều bình thường khi hỗ trợ của chỉ số nằm ở mốc 950 điểm nên dự kiến thanh khoản sẽ được cải thiện trong phiên tới, khi áp lực bán vẫn còn và lực cầu bắt đáy được kích hoạt. Tuy nhiên, nếu diễn biến tương tự như hôm nay diễn ra và chỉ số rơi khỏi mốc 950 điểm thì nhà đầu tư cần cẩn trọng bởi khả năng cao chỉ số sẽ còn tạo đáy thấp hơn nữa.

Nhóm ngân hàng “vỡ trận” với 14 mã giảm và 13 mã mất hơn 1% thị giá, đứng đầu là VCB, TCB, VPB, ACB, BID ở mức từ 2% trở lên. Nhìn vào đồ thị giá của các mã này thì không thể không lo lắng cho số phận VN-IndexHNX-Index ngày mai bởi các tín hiệu kỹ thuật đều tiêu cực, đồng thời hàm ý nhịp điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn.

Có thể nói chính sắc đỏ trên VN30-Index đã kéo VN-Index đi theo bởi rổ VN30 có 26 mã giảm, chỉ 3 mã tăng và 1 mã đứng giá, với VN30-Index rớt sâu khỏi tham chiếu ở mức gần 11 điểm. VCB, VHM, BID, VIC là các tác nhân chính gây nên điều này. Trong khi ở chiều ngược lại, chỉ mỗi GAS xanh hơn 3% là không đủ để giúp vực dậy chỉ số.

Nhóm dầu khí đến cuối phiên vẫn xanh mướt với PVS tăng 5%, PVC, PVB hơn 2% và BSR, PVD hơn 3%, song một mình nhóm này là không đủ để đối chọi với sắc đỏ trên hàng loạt các nhóm ngành khác trên thị trường như bất động sản dân dụng và khu công nghiệp, vận tải kho bãi, thủy sản,….

Vài sắc tím mới xuất hiện sau phiên ATC, trong đó ấn tượng có GEXSAM với thanh khoản tạm ổn, song lý do vẫn là một điều bí ẩn.

HNX-Index cũng bị đạp mạnh trong phiên chiều, với tác nhân chính đến từ ACB, VCS, VNRSHB.

Khai khoáng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 2.95%. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 4.57%.

Khối ngoại mua ròng gần 30 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu HPG, VNM, CTG, MSN, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVS, HUT, CEO là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h00: Nghỉ ngơi xong, nhà đầu tư lại bán

Sau thời gian nghỉ giữa phiên, các chỉ số thị trường bắt đầu phiên chiều bằng việc tiếp tục... rớt điểm. Độ rộng thị trường lúc 14h00 rộng dần và nghiêng về bên bán với 181 mã tăng và 335 mã giảm.

Nhóm Large Cap vẫn đang làm nhiệm vụ dẫn đường thị trường khi diễn biến VN30-IndexVN-Index khá đồng thuận, VN30-Index rơi thì VN-Index cũng rơi theo và hiện mất gần 7 điểm. Sắc xanh ở rổ VN30 vẫn chỉ là 5 với GAS đi đầu ở mức hơn 3%, theo sau là EIB hơn 1%, CTG, PNJREE gần 1%. Ở chiều ngược lại, có tới 24 mã hiện sắc đỏ và một nửa trong số đó giảm hơn 1%. ROS dẫn đầu với mức sàn và trong tình trạng dư bán gần 900 ngàn đơn vị, theo sau là VRETCB hơn 2%.

GAB là mã duy nhất hiện sắc tím và đạt dư mua gần 200 ngàn đơn vị trong nhóm cổ phiếu họ FLC. Trong khi FLC, HAI điều chỉnh hơn 4%, AMD nhẹ hơn 1% và ROS nằm sàn. Tuy nhiên, khối ngoại lại thích “chơi đùa với lửa” khi đang tích cực gom FLC, HAIROS và bán ròng AMD.

Nhóm xây dựng đỏ rực với ông lớn HBC mất gần 3% thị giá, còn CTD nhẹ hơn ở mức 1.1%. L14, DPG giảm mạnh hơn 3% và theo góc nhìn kỹ thuật, việc bắt đáy ăn T+3 có thể được thực hiện ở 2 mã này bởi cả hai đều đã rơi về các hỗ trợ mạnh trong quá khứ.

Ngoại trừ nhóm dầu khí ra thì dường như không thể tìm thấy nhóm ngành nào tích cực, đa phần đều tràn ngập sắc đỏ, tốt hơn thì là phân hóa, ví dụ như nhóm dệt may và cao su với các điểm nhấn riêng biệt là TNG tăng 2% (nhóm dệt may) và DPR bứt phá hơn 3% (nhóm cao su). Khai khoáng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 2.59%. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 4.57%.

Phiên sáng: Vẫn giữ được mốc 960 điểm

Chỉ số VN-Index kết phiên sáng giảm 0.34% và đạt 961.82 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.66% và đạt 101.71 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 181 mã tăng và 285 mã giảm.

Nhịp hồi trên rổ VN30 xuất hiện nhờ vào lực cầu bắt đáy đã giúp VN-Index có lúc thu hẹp đà giảm còn gần 4 điểm, song lực cung lại bị xả không lâu sau đó đã đẩy chỉ số rớt trở lại và dừng lại trên mốc 960 điểm. Sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế tại rổ VN30 với 22 mã giảm ,5 mã tăng và 3 mã đứng giá, tuy nhiên đa phần đều đã được thu hẹp khi chỉ còn 5 mã lùi hơn 1% là VHM, VRE, HDB, TCBVCB. Ở chiều ngược lại, GAS vẫn dẫn đầu nhóm về sắc xanh ở mức 3% và được khối ngoại đẩy mạnh lực cầu khi đã đảo từ bán ròng thành mua ròng hơn 2 ngàn đơn vị.

CTG là điểm nhấn tại nhóm ngân hàng với mức tăng nhẹ gần 1% và là mã duy nhất được khối ngoại mua ròng mạnh gần 300 ngàn đơn vị. Theo góc nhìn kỹ thuật thì việc tham gia mua vào mã này lại khá rủi ro bởi CTG đang kiểm định kháng cự và đang trong trạng thái overbought. Nhóm này có tới 13 mã giảm và 7 mã mất hơn 1% thị giá. Khối ngoại bán ròng mạnh VCBHDB tại nhóm này.

Vàng thế giới đang trong nhịp tăng mạnh mẽ và có lúc tăng hơn 2.5%, lên sát mốc 1,590 USD trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông tăng cao và khiến nhu cầu tìm kiếm các tài sản trú an toàn được đẩy mạnh. Điều này đã hỗ trợ tích cực cho giá vàng trong nước, qua đó khiến việc tham gia vào các mã như PNJ có thể là một quyết định đúng đắn ở thời điểm hiện tại. Về mặt kỹ thuật, PNJ dao động tại mẫu hình Symmetrical Triangle trong hơn 4 tháng qua và đã bứt phá khỏi mẫu hình ở những phiên trước.

Diễn biến nhóm thép bất ngờ được cải thiện về cuối phiên sáng khi NKG đảo chiều và vọt hơn 2%, HSG cũng tương tự song yếu hơn về đà tăng ở mức gần 2%, trong khi Large Cap HPG đứng tại tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ vẫn chịu áp lực bán lớn trong phiên sáng nay và giảm mạnh, cụ thể như VRC, TNA, HCD, HAR, TSC,…, duy chỉ có HVH, GAB là hai mã đi ngược chiều với sắc tím ở GAB và sắc xanh hơn 5% ở HVH.

Chỉ số HNX-Index dẫn đi ngang trở lại vào cuối phiên nhưng vẫn giữ mức giảm hơn 0.6 điểm, với tác nhân chính đến từ ACB, VNRVCS.

Khai khoáng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 3.2%. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 4.57%.

Khối ngoại mua ròng hơn 10 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu HPG, VNM, CTG, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVS, HUT là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h40: Rơi sâu khỏi tham chiếu

Ngoại trừ sắc xanh le lói tại nhóm dầu khí, hầu như toàn bộ các nhóm ngành trên thị trường đều chìm trong sắc đỏ, từ đó tạo áp lực lớn lên thị trường và khiến các chỉ số rớt sâu khỏi tham chiếu, cụ thể là VN-Index đã mất hơn 6 điểm, HNX-Index mất hơn 0.6 điểm.

Độ rộng thị trường tính tới 10h30 nghiêng hẳn về bên bán với 107 mã tăng và 217 mã giảm điểm.

Rổ VN30 sụp đổ khi cả rổ có tới 26 mã giảm và chỉ 4 mã tăng, trong đó dẫn đầu là bộ đôi họ Vingroup VHMVRE với mức giảm hơn 2%, theo sau là VCB, CTD, HDB, TCB ở mức hơn 1%. Ở chiều ngược lại, GAS lừng lững vọt gần 3% và là trụ đỡ duy nhất giúp VN-Index kìm hãm phần nào đà giảm. Khối ngoại tỏ ra khá thờ ơ với rổ này chỉ tập trung giao dịch mạnh ở ROSHPG.

Dòng tiền được đẩy mạnh trên nhóm dầu khí bởi tính đến 10h30, hầu như mã nào cũng đạt khối lượng vượt trung bình 20 phiên gần nhất và có sự bứt phá nhất định. Điển hình như GAS, PVC, OIL, PVB vượt mức 2%, PVSPVD, PTV vọt hơn 4%, duy chỉ có PLX là có thanh khoản èo ụt và tiến nhẹ 1%. Với việc diễn biến giữa Mỹ và Iran sẽ còn leo thang trong những ngày tới, dự kiến đà tăng của nhóm này sẽ còn tiếp diễn, ít nhất là cho tới phiên T+3 (so với phiên ngày 03/01/2019). Tuy nhiên, động thái khối ngoại có phần trái chiều khi bán ròng nhóm này.

D2D bất ngờ tiếp tục nằm sàn dù vẫn chưa có thông tin tiêu cực nào xuất hiện, song nếu nhìn vào phân tích kỹ thuật thì phiên nằm sàn trước đó đã thông báo về sự trở lại của nhịp giảm, đồng thời báo hiệu về sự kết thúc của xu hướng tăng dài hạn trên mã này. Mục tiêu dự kiến theo góc nhìn kỹ thuật ở mã là vùng quanh mốc 50,000 đồng. Diễn biến nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng không mấy khả quan khi bị sắc đỏ đu bám, với VC3, SZL, SZC, SIP mất hơn 1% thị giá.

Hòa chung với đà giảm của thị trường là nhóm chứng khoán khi các ông lớn như SSI, HCM đều hiện sắc đỏ, VND thì đứng giá. BSI, VCI là vài mã hiếm hoi tăng điểm hơn 1%.

Khai khoáng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 3.09%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.62%.

Mở cửa: Thị trường giảm điểm nhóm dầu khí vẫn bứt phá

Sau phiên ATO, toàn thị trường tràn ngập sắc đỏ khi chịu tác động bởi áp lực bán chốt lời cũng như là sự bất ổn đến từ thị trường quốc tế.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên bán với 82 mã tăng và 141 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc đỏ khi cả rổ có 2 mã tăng, 24 mã giảm và 4 mã đứng giá.

Bộ đôi ngân hàng là VCB, BID cùng với VHM là những mã có tác động tiêu cực và mang sắc đỏ đến VN-Index. Ở chiều ngược lại, GAS, PLXPVD là những mã xuất hiện sắc xanh song vẫn không kìm hãm được đà giảm của chỉ số.

Sau phiên ATO, sắc đỏ đang dần lan tỏa trong nhóm ngân hàng. Cụ thể, TCBVPB đồng thuận giảm quanh mốc 1%, VCBBID lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Ở phía bên kia chiến tuyến, EIBNVB hiện đang là 2 mã xuất hiện sắc xanh với mức tăng quanh mốc 1%.

Diễn biến của nhóm dầu khí tích cực khi giá dầu có sự bứt phá do ảnh hưởng từ đó căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang. Có thể kể tên một số mã như PVD, PVS bật tăng hơn 3%, BSR, PVB hơn 2%. Ngược lại, POW lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Khai khoáng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 2.81%. Ngược lại, chứng khoán hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.09%.

Lý Hỏa

FILI