Chỉ riêng hai mã ngân hàng đã kéo chỉ số tăng đến 60 điểm trong năm 2019

Chỉ riêng hai mã ngân hàng đã kéo chỉ số tăng đến 60 điểm trong năm 2019

Như vậy chỉ số thị trường đã tăng 7.67% qua một năm, nhỉnh hơn lãi suất ngân hàng. Với kênh thanh khoản cao như chứng khoán thì mức tăng này chắc hẳn chưa thể làm hài lòng giới đầu tư.

VN-Index kết phiên cuối năm 2019 ở 960.99 điểm, tăng 7.67% qua một năm đầy thăng trầm. Khối lượng giao dịch bình quân ghi nhận đạt 183 triệu đơn vị/phiên.

Với mức tăng 70%, VCB rõ ràng là mã ảnh hưởng tích cực nhất lên chỉ số với hơn 44 điểm kéo tăng. Nhìn rộng ra, giá cổ phiếu VCB vẫn luôn trên đà tăng trưởng dài hạn. Điều này càng khẳng định cho sự phát triển và đẳng cấp hàng đầu của nhà băng này.

Trong họ ngân hàng, BID cũng ghi nhận diễn biến tích cực khi tăng 39%, góp tích cực vào chỉ số gần 16 điểm. Như vậy, chỉ riêng 2 mã VCBBID đã kéo chỉ số tăng đến 60 điểm.

Tổng quan, ngân hàng chính là nhóm dẫn dắt thị trường xuyên suốt năm 2019 vừa qua. Một tin vui đối ngành này là HDB đã lọt vào rổ MSCI Frontier Markets Index trong đợt review danh mục quý 4/2019 của MSCI.

Trong khi đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody's) đã hạ triển vọng tín nhiệm của 18 ngân hàng tại Việt Nam. Tuy vậy, nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá điều này không quá đáng ngại do trước đây, Việt Nam từng có giai đoạn bùng nổ nợ xấu gắn liền với bất động sản.

Xếp ngay sau VCB là 2 mã top vốn hóa lớn nhất thị trường gồm VIC (tăng gần 21%) và VHM (tăng 17%), lần lượt góp gần 22 điểm và 17 điểm trong năm qua. Với VHM, Công ty này đã kịp hoàn tất việc mua vào 60 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ trước khi năm 2019 khép lại.

Bên cạnh, thông tin gây chấn động trong năm 2019 là việc Tập đoàn Vingroup đã bắt tay với Tập đoàn Masan (HOSE: MSN). Thương vụ được kỳ vọng sẽ tối đa hóa năng lực cốt lõi của mỗi bên để phát triển thành một doanh nghiệp mới có giá trị vượt trội, từ đó dẫn dắt sự phát triển của ngành hàng tiêu dùng - bán lẻ Việt Nam hướng tới quy mô khu vực.

Trong khi đó, MSN lại nằm trong nhóm cổ phiếu ghìm chân chỉ số nhiều nhất với 5.7 điểm. Bên cạnh, SAB, ROSBVH cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đà tăng của VN-Index.

Cổ phiếu ROS gây chú ý khi liên tiếp giảm sàn cả 4 phiên cuối năm. Tính ra ROS đã sụt giá đến 55% trong năm 2019. Mặt khác, sau khi bán ra 70 triệu cp, Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Quyết của ROS tiếp tục muốn bán 21 triệu cp trong khoảng thời gian từ ngày 06/12/2019 - 03/01/2020.

ROS cũng chính là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất cho rổ VN30 với 1.4 điểm kéo lùi, cùng với SAB, MBB, VIC...

Bên kia chiến tuyến, MSN, NVLFPT là các mã ảnh hưởng tích cực nhất cho VN30-Index. Về phần FPT, mã đầu ngành công nghệ này ghi nhận tăng 58% trong năm 2019. Mới đây, một quỹ thành viên của VinaCapital đã gom vào 1 triệu cp FPT.

Tổng quan năm 2019, rổ VN30 chứng kiến sắc xanh áp đảo với 18 mã tăng, 11 mã giảm và 1 mã đứng giá.

Nguồn: VietstockFinance

Còn đối với HNX-Index, chỉ số này biến động không đáng kể so với hồi đầu năm, dừng chân ở 102.51 điểm. Khối lượng giao dịch ở sàn này cũng khiêm tốn hơn nhiều so với HOSE, chỉ ở mức 31 triệu đơn vị/phiên.

VCG, VCSMBG dẫn đầu đoàn quân xanh với tổng cộng 4 điểm hỗ trợ. VCS gây thất vọng khi sụt giá đáng kể về các phiên cuối năm sau giai đoạn bứt tốc mạnh mẽ. Với việc dậm chân tại chỗ, ông lớn ACB không gây nhiều ảnh hưởng trong năm 2019.

Đặc biệt với MBG, đây chính là cổ phiếu tăng giá nhiều nhất năm 2019 khi có mức tăng đến hơn 4 lần. Giá cổ phiếu này đã sụt giảm đáng kể từ sau khi lập đỉnh ở 58,000 đồng/cp (phiên 14/11).

Ở chiều giảm, DGC, SHBLAS là các đối trọng khiến chỉ số không nhấc chân lên được trong năm vừa qua.

Nguồn: VietstockFinance

Như vậy có thể thấy năm 2019, ảnh hưởng đến chỉ số thị trường vẫn là các gương mặt vốn hóa lớn quen thuộc. Các mã đầu ngành ngân hàng với sự đi lên của kết quả kinh doanh và đẳng cấp về thương hiệu đã góp phần không nhỏ trong sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

>>> Xem các cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số

Duy Na

FILI