Nhịp đập Thị trường 02/12: Rớt khỏi mốc 960 điểm!

Nhịp đập Thị trường 02/12: Rớt khỏi mốc 960 điểm!

Chỉ số VN-Index kết phiên giảm 11.44 điểm và đạt 959.31 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 1.6 điểm và đạt 100.9 điểm. Độ rộng thị trường nới rộng và nghiêng về bên bán với 216 mã tăng và 379 mã giảm.

Tưởng chừng như diễn biến thị trường không thể nào tệ hơn thì ngược lại, câu chuyện về kịch bản thị trường đã còn trầm trọng hơn khi VN-Index rơi mạnh khỏi vùng 960-970 điểm và cho tín hiệu sẽ còn sụt giảm sâu hơn nữa bởi một khi tâm lý các nhà đầu tư đã hoảng loạn trở lại thì các đợt bán tháo cắt lỗ sẽ còn tiếp tục diễn ra. Dự kiến vùng 940-945 điểm (đáy cũ tháng 06/2019) sẽ là hỗ trợ mạnh của chỉ số trong trường hợp đó.

Trong khi đó, chỉ số HNX-Index cũng rớt mạnh và đang nhận được hỗ trợ từ vùng 98-100 điểm. Điều này khiến câu chuyện kiếm lời đón mùa Tết mới lại càng khó khăn bởi số mã đi ngược thị trường là rất hiếm.

Nhóm ngân hàng bị “đạp” thậm tệ khi cả nhóm có tới 15 mã hiện sắc đỏ, trong đó có tới 12 mã giảm hơn 1%, đồng thời hầu hết các mã đều bị khối ngoại bán ròng. CTG, MBB, VPBHDB là 4 mã giảm mạnh nhất hơn 3%. Theo góc nhìn kỹ thuật, cả 4 mã này đều đã gãy trendline tăng trung hạn cho thấy nhiều khả năng xu hướng tăng đã kết thúc và các mã trở lại với xu hướng giảm trong ngắn hạn.

Chỉ có 5 mã rổ VN30 thoát được sắc đỏ là SAB, VJC, ROSHPG ở chiều tăng và VHM thu hẹp đà tăng và đứng tại mốc tham chiếu, đồng thời chỉ có duy nhất SAB là tăng hơn 1% trong khi HPG thì đã bị thu hẹp còn 0.4%. Trong khi đó, chỉ có 5 mã trong rổ này giảm dưới 1% và 5 mã giảm mạnh nhất hơn 3% là 4 mã ngân hàng và FPT.

Không thể tìm thấy bất cứ ngành nào thể hiện sự tích cực trên thị trường chứng tỏ đợt giảm này không những đến từ trụ mà còn đến từ nhóm Mid Cap và Small Cap. Dòng tiền đầu cơ cũng chả thấy đâu khi chỉ có vài mã tăng trần trong tình trạng trắng bên bán mà kèm thanh khoản tốt như CMX, SMA. Ở chiều ngược lại thì lại có vô vàn các cái tên nằm sàn với thanh khoản lớn như D2D, CLG, CCL.

Chế biến thủy sản hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.37%. Ngược lại, công nghệ và thông tin hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.95%.

Khối ngoại bán ròng gần 17 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 6 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu ROS, VIC, GAS, VNM trên sàn HOSE. PVS, PVG là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h00: Trụ bị đạp, VN-Index rớt mạnh

Các chỉ số thị trường bất ngờ lao dốc với lý do chính đến từ sự sụp đổ của các trụ trên thị trường. Độ rộng thị trường rộng dần và nghiêng hẳn về bên bán, tính tới 14h00 ghi nhận 195 mã tăng và 350 mã giảm.

Độ rộng trong rổ VN30 rộng dần với 21 mã giảm, 6 mã tăng và 3 mã đứng giá. Lực cung tại những vùng giá thấp hơn được tái kích hoạt đã giúp thị trường có giao dịch sôi động hơn, song kèm với đó là đà giảm mạnh trên các trụ của thị trường, từ đó khiến các chỉ số rớt điểm mạnh. Cả rổ VN30 đã có hơn 9 mã giảm hơn 1%, trong đó có các “ông lớn” đầu ngành như VIC, VNM, VCB. Điều này là tác nhân chính tạo nên sự sụt giảm gần 7 điểm ở VN-Index. Không những thế, các tín hiệu kỹ thuật từ các mã VIC, VNMVCB hiện đều không mấy tích cực và đang hướng về kịch bản tiếp tục có điều chỉnh trong thời gian tới.

Trong khi đó, VHM, SABHPG là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới chỉ số.

Diễn biến chỉ số HNX-Index cũng tương tự khi bị “đạp” mạnh vào đầu phiên chiều, cụ thể là ở các mã ACB, VCSPVS.

Large Cap HPG bất ngờ tạo tiếng vang trong phiên chiều nay khi tăng hơn 1% và tạo thanh khoản đột biến, đồng thời được khối ngoại mua ròng hơn 1 triệu cổ phiếu. Theo góc nhìn kỹ thuật, nếu vượt được vùng 23,800-24,800, triển vọng của HPG sẽ tích cực hơn và nhiều khả năng xu hướng tăng trưởng mới sẽ trở lại với cổ phiếu. HSG cũng tăng mạnh gần 2%, song thanh khoản lại không mấy tích cực.

Hầu hết các nhóm ngành trên thị trường đều đã chuyển từ trạng thái phân hóa sang tiêu cực, cụ thể như bất động sản khu công nghiệp và dân dụng, xây dựng, chứng khoán,… Không những thế, ngay cả dòng tiền đầu cơ cũng không tỏ ra mặn mà mấy với thị trường khi chỉ có vài mã mạnh kèm thanh khoản tốt là HAI, CMX. VHC, FRT, DHC tiếp tục là điểm nhấn trên sàn HOSE.

Chế biến thủy sản hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.4%. Ngược lại, thực phẩm đồ uống hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.58%.

Phiên sáng: Thanh khoản nhỏ giọt, thị trưởng tiếp tục giằng co

Chỉ số VN-Index kết phiên sáng giảm 1.14 điểm về 969.61 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.36 điểm và đạt 102.14 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 202 mã tăng và 293 mã giảm điểm.

Diễn biến thị trường khá èo ụt khi lực cầu vẫn chưa thấy đâu, cụ thể như rổ VN30 chỉ khớp hơn 22 triệu mã, sàn HOSE gần 70 triệu mã, song chỉ có sàn HNX là thấy có khởi sắc khi khớp hơn 12 triệu cổ phiếu. Điều này khiến tình trạng giằng co rung lắc tiếp diễn và càng khiến tâm lý nhà đầu tư chùn xuống hơn.

VNM, VICBID tiếp tục là những tác nhân chính khiến VN-Index vẫn nằm dưới mốc tham chiếu, trong khi ở chiều ngược lại thì có VHMSAB giúp chỉ số tránh sự giảm sâu. Còn đối với sàn HNX, sắc đỏ trên hàng loạt các mã như ACB, VNR, PVS, MBG là nguyên nhân khiến HNX-Index dành hầu hết thời gian phiên sáng trong sắc đỏ.

Nhóm cao su không mấy tích cực khi sắc đỏ chiếm ưu thế trong nhóm, với GVRPHR giảm mạnh hơn 1%. Trong khi đó, đa phần các nhóm ngành còn lại trên thị trường vẫn đang phân hóa.

DHC kết thúc chuỗi phiên giằng co và bứt phá hơn 3% và vượt khỏi đỉnh tháng 11/2019 trong phiên sáng nay cùng thanh khoản đột biến. Hiện cổ phiếu đang trong trạng thái “mò đỉnh” và theo phân tích kỹ thuật, vùng 41,500 - 42,500 sẽ là kháng cự tiếp theo của giá trong những phiên tới. Mới gần đây, hội động quản trị của DHC đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và dự kiến việc này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới thị giá của mã trong thời gian tới.

NAF cũng là 1 điểm nhấn trên sàn HOSE khi đã bật tăng hơn 5% trong phiên sáng cùng khối lượng cao nhất trong vòng hơn 1 tháng nay. Mã này cũng đã nhận được tin tích cực khi room ngoại của công ty được nâng lên 100%, song lực cầu từ khối ngoại thì vẫn chưa thấy đâu khi trong 5 phiên gần nhất không hề ghi nhận giao dịch từ khối này. Theo góc nhìn kỹ thuật, giá vẫn đang trong xu hướng sideways và chưa có dấu hiệu bứt phá khỏi xu hướng này.

Chế biến thủy sản hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.75%. Ngược lại, nông - lâm - ngư hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.12%.

Khối ngoại mua ròng gần 29 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu VHM, HPG trên sàn HOSE. PVS là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Bên bán chiếm ưu thế, VN-Index rơi khỏi mốc tham chiếu

Trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ giá, tâm lý các nhà đầu tư vẫn duy trì sự thận trọng khiến cho lực cầu bị mất hút, trong khi áp lực bán vẫn hiện hữu đã tạo nên các dao động chậm chạp và đẩy những chỉ số thị trường rơi khỏi mốc tham chiếu.

Tại 10h30, độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 188 mã tăng và 255 mã giảm điểm.

Độ rộng tại rổ VN30 rất hẹp với 12 mã tăng, 13 mã giảm và 5 mã đứng giá. Xét về mức độ ảnh hưởng tới chỉ số thì hiện VIC, VNMBID là những tác nhân chính khiến cả VN30-IndexVN-Index rơi khỏi mốc tham chiếu, theo sau là HVN, CTG, VPB. Ở chiều ngược lại, VHMSAB là hai trụ chính trên thị trường.

Sự phân hóa đang diễn ra tại nhóm chứng khoán với “ông lớn” trong ngành là VND giảm 1.1%, trong khi HCMSSI nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. FTS sau một nhịp tăng mạnh hơn 15% nay đang rung lắc trở lại dưới mốc 13,000 và cho tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn, qua đó dự báo về sự kết thúc của nhịp tăng từ 20/11/2019 tới nay.

Diễn biến nhóm thủy sản, dệt may cũng tương tự khi sắc xanh đỏ tại những nhóm nay khá cân bằng, đồng thời thanh khoản cũng không mấy khởi sắc. CMX, VHC là hai điểm nhấn tại nhóm thủy sản khi CMX tiếp tục tăng trần, còn VHC thì bất ngờ bứt phá hơn 3% từ đầu phiên, còn ở nhóm dệt may thì có mỗi TNG là ấn tượng với các tín hiệu tích cực từ góc nhìn kỹ thuật.

Nhóm ngân hàng không còn phân hóa mà chuyển sang trạng thái tiêu cực với chỉ 2 mã hiện sắc xanh trong nhóm là STBVBB. NVB, BIDEIB là những mã giảm mạnh hơn 1%.

HBC là điểm sáng tại nhóm xây dựng khi có thanh khoản khá cùng mức tăng hơn 2%, nhiều khả năng cũng chỉ đến từ lực cầu bắt đáy. Theo góc nhìn kỹ thuật, giá đang có kháng cự tại vùng 11,600-12,000 và nếu vượt được ngưỡng này, một nhịp hồi về vùng 12,900-13,300 sẽ được xác nhận.

Chế biến thủy sản hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.42%. Ngược lại, nông - lâm - ngư hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.91%.

Mở cửa: Xanh nhẹ đầu phiên

Lực cầu tại vùng quanh mốc 970 điểm tiếp tục là bệ đỡ giúp VN-Index tăng nhẹ sau phiên ATO.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 nghiêng về bên mua với 182 mã tăng và 117 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh khi cả rổ có 17 mã tăng, 8 mã giảm và 5 mã đứng giá.

VHM, GASHPG hiện là những trụ chính trên thị trường hiện tại, và đối trọng với những mã này là BID, VNMBHN.

Mở phiên, nhóm dầu khí diễn biến khá trái chiều. Có thể kể đến như PVB là 1 trong những cổ phiếu nổi bật của nhóm khi tăng hơn 2%, GASPLX thì nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Ở phía ngược lại, BSR xuất hiện sắc đỏ và giảm hơn 1% còn PVD thì nhích nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Sự phân hóa đang diễn ra ở nhóm ngân hàng. Cụ thể, NVB là cổ phiếu nổi bật của nhóm ngân hàng khi mở phiên với mức tăng hơn 2%, tiếp theo đó là STB, TCBMBB đồng thuận xuất hiện sắc xanh và có mức tăng từ 0.4% đến gần 1%. Ở phía bên kia chiến tuyến, BIDCTG đều lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.6%. Ngược lại, chế biến thủy sản hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.68%.

Lý Hỏa

FILI