Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa có xu hướng tăng trưởng ổn định

Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa có xu hướng tăng trưởng ổn định

 

Vừa qua, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 và kết quả tái cơ cấu, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước năm 2019.

110 doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ trong năm 2018

 

 

Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến cho biết, năm 2018, tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần là 777,315 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017. Trong đó, khối Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ - con cổ phần có tổng tài sản là 688,490 tỷ đồng, tăng 3.4% so với năm 2017 và chiếm 88.6% tổng tài sản của các doanh nghiệp cổ phần. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 28% tổng tài sản.

 

Tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp cổ phần theo báo cáo hợp nhất là 397,154 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 65% tổng số nợ phải trả. Khối Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ - con cổ phần có tổng số nợ phải trả theo số liệu báo cáo hợp nhất là 351,733 tỷ đồng, chiếm 88.6% tổng số nợ phải trả của các doanh nghiệp cổ phần.

Vốn chủ sở hữu theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần năm 2018 là 305,498 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017. Trong đó, vốn nhà nước góp tại các công ty cổ phần là 164,133 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2017.

Ông Tiến nhận định, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn có xu hướng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ vốn nhà nước góp tại các công ty cổ phần có xu hướng dịch chuyển gắn liền với quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 180 doanh nghiệp cổ phần, chủ yếu tập trung tại các Tập đoàn, Tổng công ty lớn và các doanh nghiệp cung ứng, sản phẩm, dịch vụ công ích sau khi thực hiện cổ phần hóa. Tuy nhiên, vẫn còn có một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu.

Cũng theo ông Tiến, năm 2018, tổng doanh thu của các doanh nghiệp cổ phần đạt 643,816 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017; Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế theo báo cáo hợp nhất là 48,822 tỷ đồng, tăng 8% so với số thực hiện năm 2017; Tỷ suất Lãi phát sinh trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân và tỷ suất Lãi phát sinh trước thuế/Tài sản bình quân của các doanh nghiệp có vốn nhà nước năm 2018 lần lượt là 16% và 6%. Theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần thì có 59 doanh nghiệp với tổng số lỗ phát sinh là 3,258 tỷ đồng.

”Năm 2018, các doanh nghiệp cổ phần có tổng số phát sinh phải nộp NSNN đạt 99.729 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2017. Trong đó, số phát sinh phải nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chiếm 93% tổng số phát sinh phải nộp NSNN của các doanh nghiệp cổ phần”

 

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp cũng thẳng thắn thừa nhận vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp, nhiều dự án có tình hình kinh doanh không tốt, gây thua lỗ và thất thoát lãng phí trong năm 2018. 

Nhật Quang

FILI