Nhịp đập Thị trường 18/11: Mốc 1,000 điểm "không còn xa"

Nhịp đập Thị trường 18/11: Mốc 1,000 điểm "không còn xa"

Áp lực điều chỉnh tại các cổ phiếu vốn hóa lớn đã khiến chỉ số VN-Index mất hơn 7 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần.

Chỉ số VN-Index kết phiên giảm 7.12 điểm về 1,002.91 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.88 điểm và đạt 105.15 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 358 mã tăng điểm và 258 mã giảm điểm.

Đà giảm mạnh của ông lớn ngành ngân hàng là VCB với mức giảm hơn 2%, cùng với mức giảm hơn 1% của VNM, VICBID đã tác động tiêu cực lên thị trường. Qua đó các mã trên lấy đi hơn 5 điểm của chỉ số. Ở chiều ngược lại, sắc xanh nhẹ trên các mã như GASHPG và SAB là không đủ để vực dậy chỉ số.

Nhóm ngân hàng kết phiên với chiều hướng khá tiêu cực khi cả nhóm chỉ có một mình HDB tăng điểm (với mức tăng 1.2%). Không những thế, HDB còn được khối ngoại mua ròng mạnh trong phiên hôm nay.

Các mã còn lại hầu hết đều chìm trong sắc đỏ, có thể kể đến như VCB là mã giảm mạnh nhất với mức giảm 2.3%, theo sau là TCBBID giảm gần 2%, SHB, CTG, ACB, NVB giảm hơn 1%.

Hai nhóm ngành khác như chứng khoán và bất động sản cũng có diễn biến tương tự nhóm ngân hàng. Với nhóm chứng khoán, ba mã đầu ngành là HCM, VND, SSI đều giảm điểm với mức giảm lần lượt là 3.2%, 1.4% và 0.5%. Trong khi đó FLC, IJC, DIG là ba mã có diễn biến tiêu cực nhất trong nhóm bất động sản.

Nhóm dầu khí nhìn chung vẫn giữ được trạng thái lạc quan, song đã hạ nhiệt một phần. Cụ thể, BSR dẫn đầu mức tăng 2%, theo sau là PVC, PXS cùng tăng gần 1.5%, GAS tăng nhẹ 0.5%. Trong khi đó, OIL giảm mạnh 3%, PLX giảm 1.2% dù trong phiên đã có lúc tăng hơn 1%. Cũng có diễn biến lạc quan trong phiên hôm nay là nhóm sắt thép.

Vật liệu xây dựng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.84%. Ngược lại, ngân hàng là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.78%.

Khối ngoại bán ròng hơn 100 tỷ đồng trên sàn HOSE và 0.44 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở mã VNM và VIC trên sàn HOSE. PVS là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX. 

14h00: Vẫn chưa khởi sắc hơn

VN-IndexHNX-Index tiếp tục giằng co dưới mốc tham chiếu vào đầu phiên chiều nay. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 336 mã tăng và 188 mã giảm điểm (tính tới 13h50).

Ba cổ phiếu nhóm Large Cap là VCB, VNMVIC hiện đang giảm trung bình hơn 1.5% và là nguyên nhân chính kéo chỉ số giảm hơn 6 điểm. Ở chiều ngược lại, sắc xanh của SAB, GAS là không đủ để vực dậy chỉ số.

CTD hiện là điểm nhấn ở nhóm xây dựng khi tăng gần 3% trong phiên hôm nay sau nhiều phiên liên tiếp giảm điểm. Tuy nhiên, theo giới phân tích đánh giá đây chỉ là nhịp hồi kỹ thuật và không ủng hộ việc bắt đáy cổ phiếu này. Trong khi đó, các mã cùng ngành này như PC1, VNEDPG hiện giảm trung bình hơn 2%.

TCH cũng là một điểm nhấn khác trên sàn HOSE khi tiếp tục bứt phá gần 2% và hiện là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của cố phiều này. Song thanh khoản lại khá thấp, điều này cho thấy lực cầu đã cạn kiệt dần và khả năng giá có điều chỉnh trở lại tăng lên.

Nhóm công nghệ và thông tin hiện là ngành giảm nhiều nhất, với mức giảm 1.87%. Còn ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí là ngành tăng nhiều nhất với mức tăng 0.64%.

Phiên sáng: Vắng dòng tiền, VN-Index rơi về vùng 1,000-1,005 điểm

Chỉ số VN-Index kết phiên sáng tăng 1.68 điểm và đạt 1,013.98 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.12 điểm và đạt 106.36 điểm. Độ rộng thị trường (tới cuối phiên) nghiêng hẳn về bên bán với 84 mã tăng và 308 mã giảm điểm... Thanh khoản trên sàn HOSE sụt giảm mạnh trong phiên sáng nay khi tổng khối lượng khớp lệnh chỉ đạt hơn 68 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 1,400 tỷ đổng.

Lực bán được đẩy mạnh trong 30 phút cuối phiên sáng và khiến các chỉ số thị trường lao dốc. Cụ thể là ở sàn HOSE, độ rộng tại rổ VN30 lớn dần và nghiêng hẳn về bên bán với 22 mã giảm, 6 mã tăng và 2 mã đứng giá, trong đó có tới 6 mã tăng hơn 1% là VNM, VCB, FPT, BID, CTGROS. Về mức độ ảnh hưởng tới chỉ số thì VNMVCB dẫn đầu khi cả hai khiến VN-Index mất lần lượt là 0.7 và 1.08 điểm, theo sau là VIC, BIDVHM. Ở chiều ngược lại, SABGAS là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất tới chỉ số

Còn ở sàn HNX, tác nhân chính khiến chỉ số giảm sâu nằm ở sắc đỏ hơn 1% ở ACB và sắc xanh dương ở MBG. Tuy nhiên, với tình trạng dư mua vượt xa dư bán cho thấy lực cầu bắt đáy tại các vùng giá thấp là rất mạnh ở cổ phiếu, nhiều khả năng ACB sẽ có hồi phục trong những phiên tới.

FRT bất ngờ nằm sàn trong phiên sáng nay trong tình trạng trắng bên bán, trong bối cảnh báo cáo kết quả kinh doanh cũng không mấy kém khả quan khi đạt doanh thu cao kỷ lục, lãi chỉ giảm 10% so với cùng kỳ. Còn nếu xem về cơ bản thì tình hình của cổ phiếu rất tiêu cực bởi đã rớt khỏi hỗ trợ mạnh tại vùng 40,000-41,000 và giá đang trong tình trạng mò đáy. Dự kiến giá sẽ có một hỗ trợ tại vùng quanh mốc 33,000. Trong khi đó, Large Cap FPT cũng đang hiện sắc đỏ gần 2%.

TCM tiếp tục sụt giảm hơn 3% sau khi tâm lý nhà đầu tư đã không còn kiên nhẫn khi giá rơi khỏi mốc 21,000. Đối với các nhà đầu tư mong muốn bắt đáy thì vùng quanh mốc 19,400 có thể là nơi nhà đầu tư có thể tham gia mua vào cổ phiếu, song với triển vọng ngành dệt may trong quý 4/2019 năm nay vẫn chưa có sự khởi sắc, khả năng cổ phiếu có bật mạnh trở lại không cao.

Nhóm ngân hàng chỉ còn hai mã HDBVBB xanh hơn 1%, trong khi số mã hiện sắc đỏ đạt tới con số 10 với 5 mã giảm hơn 1%. Nhóm chứng khoán cũng có diễn biến tương tự khi sắc đỏ tràn ngập trong nhóm. Hai “ông lớn” VND, SSI giảm nhẹ còn HCM điều chỉnh sâu hơn 2%.

Dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.64%. Ngược lại, công nghệ thông tin hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.56%.

Khối ngoại bán ròng hơn 51 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng 0.6 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, VJCVCB trên sàn HOSE. SHBPVI là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Chỉ số chính đồng loạt rơi khỏi tham chiếu

Các chỉ số thị trường đều đã rơi khỏi mốc tham chiếu khi áp lực bán lớn dần trên nhóm Large Cap.

Tới 10h30, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 191 mã tăng và 231 mã giảm điểm.

Độ rộng trong rổ VN30 rất hẹp với 11 mã tăng, 13 mã giảm và 6 mã đứng giá. SAB, HPG với sắc xanh hơn 1% cùng GAS đang là những mã giúp VN-Index thoát giảm sâu. Tuy nhiên, sức ép đến từ bộ ba VNM, VCB, BID quá lớn khiến chỉ số rơi khỏi mốc tham chiếu.

MBG tiếp tục có phiên “nằm sàn” trong tình trạng trắng bên mua, song lực cầu là không quá lớn. Theo góc nhìn kỹ thuật thì giá sẽ có một hỗ trợ tại vùng 43,000-45,000 và nếu rơi khỏi vùng này, dự kiến điểm rơi đến của mã sẽ nằm ở vùng quanh mốc 35,000.

Trong khi đó, diễn biến TTB vẫn chưa khả quan hơn với dư bán sàn vẫn ở mức hơn 5 triệu cp, khối lượng khớp lệnh chỉ đạt hơn 6,500 cp. Mới đây phía CTCP Tập đoàn Tiến Bộ đã có giải trình về vấn đề này khẳng định Công ty không hề có hoạt động nào làm giảm giá chứng khoán, việc mua bán là do nhu cầu của nhà đầu tư.

Nhóm ngân hàng chỉ hiện lác đác vài mã tăng giá như HDB, VIBSTB, trong khi số mã giảm đạt tới 8 mã. VPB, VCB, CTGBID giảm hơn 0.5%.

PPC hiện là điểm nhấn tại nhóm phát điện với sắc xanh hơn 3% cùng thanh khoản đột biến so với những phiên trước, đồng thời khối ngoại cũng mua ròng mạnh và hiện đã mua ròng 4 phiên liên tiếp.Theo góc nhìn kỹ thuật thì mã đã có thời gian tích lũy tốt trong hơn 2 tuần qua và phiên hôm nay là có thể được xem phiên breakout hoàn hảo (giá tăng mạnh cùng khối lượng bứt phá) ở cổ phiếu.

Vật liệu xây dựng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.87%. Ngược lại, bảo hiểm khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.97%. 

Mở cửa: VN-Index tăng nhẹ đầu phiên, TTB tiếp tục giảm sàn

Thị trường mở phiên với sự thận trọng từ nhà đầu tư khi các chỉ số thị trường đang giằng co ngay trên mốc tham chiếu.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 152 mã tăng và 87 mã giảm điểm. Độ rộng trong rổ VN30 đang nghiêng về bên mua khi cả rổ có 18 mã tăng, 8 mã giảm và 4 mã đứng giá.

SAB, PLXGAS hiện là những mã có tác động tích cực nhất tới thị trường. Trong khi đó sắc đỏ của các mã vốn hóa lớn BHN, BID, VCB đang tạo ra sức ép lên chỉ số.

CTD bứt phá hơn 2% ngay từ đầu phiên, song nhiều khả năng cũng chỉ là nỗ lực của bên mua khi giá đã rớt sâu về những hỗ trợ trong quá khứ.

Mở phiên, nhóm dầu khí cho thấy diễn biến khá tích cực khi sắc xanh đang dần lan tỏa lên nhóm này. Có thể kể đến như BSR tăng mạnh nhất với mức tăng 2%, PVB, PVD, PVS cùng tăng hơn 1%, GASPLX cũng tăng gần 1%.

Chỉ số VNDIAMOND hiện có diễn biến khá tích cực trong khi đó hai chỉ số còn lại là VNFINLEAD và VNFINSELECT thì đang khá phân hóa.

Bán lẻ hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.40%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.98%.

Đầu phiên sáng, TTB tiếp tục chuỗi giảm sàn (dư bán tới hơn 5 triệu cp) nối tiếp 6 phiên giảm sàn trước đó. Lượng khớp lệnh thấp cho thấy dòng tiền bắt đáy vẫn chưa được kích hoạt với mã này.

Một trường hợp giảm sàn đáng chú ý khác là MBG. Sau khi tăng giá hơn 1,000% từ đầu năm này, mã này ghi nhận phiên giảm sàn thứ 2. Khối lượng giao dịch vẫn khả quan đặt ra nghi ngại về một nhịp điều chỉnh sâu hay là chuỗi trượt dài không hồi kết.

Lý Hỏa

FILI